Đừng vì hành vi bên ngoài mà đánh giá một con người
Khi gặp một người nào đó, chúng ta thường có thói quen đánh giá họ qua vẻ bề ngoài, từ đó hình thành quan niệm cứng nhắc, nhưng không biết rằng có những thứ tốt đẹp bên trong mà con mắt lại không nhìn thấy.
Trong một chuyến đi công tác, trên máy bay tôi được xếp chỗ ngồi cạnh cửa sổ. Hôm đó, tôi lên máy bay khá muộn, lúc đi đến chỗ ngồi, thấy một thanh niên trẻ tuổi đang ngồi băng ghế ngoài. Tôi lên tiếng cho anh ấy biết ghế ngồi của tôi gần cửa sổ.
Tôi vốn cho rằng anh sẽ giúp tôi xách hành lý, hay ít nhất cũng đứng dậy cho tôi đi vào, nhưng rốt cuộc anh chỉ đưa mắt nhìn tôi một chút rồi thôi. Tôi nghĩ anh chắc không biết ý mà đứng dậy, đành phải tự mình chen vào.
Thế là tôi cũng có ấn tượng không tốt về anh ta: Không có lễ phép, còn ra bộ cao ngạo. Sau đó, tôi nghe được anh ấy điện thoại cho người thân, rõ ràng là nói bằng tiếng Trung, vậy mà khi tôi nói với anh ấy bằng tiếng Trung, anh lại giả bộ nói tiếng Anh. Tôi có chút không hiểu rốt cục tâm tư anh ta là thế nào nữa.
Khi nhân viên phục vụ đưa cho anh ấy một tờ thực đơn, sau đó quay ra phía sau, chăm sóc hành khách khác. Tôi nghĩ anh ấy xem xong theo lẽ thì sẽ chuyển cho tôi. Ai ngờ, anh tỏ ra như không có việc gì cả, đem thực đơn nhét vào cái túi trước thành ghế.
Tôi có thể yêu cầu được xem thực đơn, nhưng nhìn bộ dạng đó, tôi chẳng muốn phản ứng gì cả, tôi nghĩ thầm trực tiếp hỏi nhân viên phục vụ cũng được, không nhìn thực đơn cũng đâu có sao.
Sau khi nhân viên phục vụ trở về, tôi cũng đã xem qua thực đơn rồi, tôi trực tiếp gọi món. Tôi hỏi cô ấy, có những món ăn gì. Nhân viên phục vụ lúc này mới bối rối, thấy tôi không có thực đơn, liên tục xin lỗi, rồi cũng đưa qua cho tôi một bản.
Có đôi lúc, con người nhìn nhau không thuận mắt, dẫn đến đều không vừa ý. Giống như người thanh niên trẻ bên cạnh tôi, thông qua mấy chi tiết nhỏ này, tất cả đánh giá của tôi đối với anh ấy đều là ngạo mạn, vô lễ, ích kỷ… đủ thứ xấu. Nhưng sau đó, một hành động rất nhỏ của cậu, khiến tôi lại có cái nhìn khác.
Tôi đeo tai nghe xem một bộ phim, xem mãi đến nỗi thấy mệt rã rời, vì vậy nhắm mắt, chỉ nghe lời đối thoại. Sau đó tôi mệt mỏi quá, bấm dừng phim lại, tháo tai nghe xuống không nghe nữa, quấn chăn lông chuẩn bị ngủ. Đúng lúc này, tôi nửa mơ nửa tỉnh, thấy người thanh niên trẻ ở bên cạnh tôi thò tay ấn vào bóng đèn phía trước ghế, giúp ánh sáng tạm thời tắt đi, như vậy không gây chói mắt tôi.
Tôi đột nhiên hiểu ra rằng, mỗi người biểu hiện một bộ dạng khác nhau ra bên ngoài, bộ dạng mà tôi nhận thức có lẽ cũng không chính xác. Thật sự đánh giá chuẩn xác một người, thì đòi hỏi phải tiếp xúc lâu dài, lâu ngày mới có thể biết được nhân tâm, không thể căn cứ cảm xúc nhất thời liền đưa ra kết luận ngay được.
Trước đây tôi từng được nghe câu chuyện như thế này. Có một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Mọi người phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”
Thế là cô gái hằn giọng: “Không có!”
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm”.
Nghĩ đến câu chuyện này, tôi tự nhiên thấy xấu hổ, chẳng phải bản thân tôi cũng giống như cô gái kia thích nhìn bộ dạng bên ngoài mà phán xét người khác hay sao.
Người thanh niên bên cạnh tôi, trước đó biểu hiện ra bên ngoài như là không chút nào chú ý đến người khác, cũng không nịnh nọt người khác, có lẽ lúc đó anh không chú ý, nếu không anh ấy cũng sẽ giúp người khác.
Lúc không ai thấy anh ấy mới giúp đỡ, thể hiện ra anh là người không cầu báo đáp, thậm chí không cần một câu cảm tạ. Cho nên, mỗi người thường biểu hiện ra một bộ dạng còn một bộ dạng khác thường bị che khuất đi, trong khi chúng ta lại thường xuyên bỏ qua cái mặt khác tốt đẹp có thể tạm thời không nhìn thấy đó để nhận định một người.
Tác giả: Viễn Phương
Thế là tôi cũng có ấn tượng không tốt về anh ta: Không có lễ phép, còn ra bộ cao ngạo. Sau đó, tôi nghe được anh ấy điện thoại cho người thân, rõ ràng là nói bằng tiếng Trung, vậy mà khi tôi nói với anh ấy bằng tiếng Trung, anh lại giả bộ nói tiếng Anh. Tôi có chút không hiểu rốt cục tâm tư anh ta là thế nào nữa.
Khi nhân viên phục vụ đưa cho anh ấy một tờ thực đơn, sau đó quay ra phía sau, chăm sóc hành khách khác. Tôi nghĩ anh ấy xem xong theo lẽ thì sẽ chuyển cho tôi. Ai ngờ, anh tỏ ra như không có việc gì cả, đem thực đơn nhét vào cái túi trước thành ghế.
Tôi có thể yêu cầu được xem thực đơn, nhưng nhìn bộ dạng đó, tôi chẳng muốn phản ứng gì cả, tôi nghĩ thầm trực tiếp hỏi nhân viên phục vụ cũng được, không nhìn thực đơn cũng đâu có sao.
Sau khi nhân viên phục vụ trở về, tôi cũng đã xem qua thực đơn rồi, tôi trực tiếp gọi món. Tôi hỏi cô ấy, có những món ăn gì. Nhân viên phục vụ lúc này mới bối rối, thấy tôi không có thực đơn, liên tục xin lỗi, rồi cũng đưa qua cho tôi một bản.
Có đôi lúc, con người nhìn nhau không thuận mắt, dẫn đến đều không vừa ý. Giống như người thanh niên trẻ bên cạnh tôi, thông qua mấy chi tiết nhỏ này, tất cả đánh giá của tôi đối với anh ấy đều là ngạo mạn, vô lễ, ích kỷ… đủ thứ xấu. Nhưng sau đó, một hành động rất nhỏ của cậu, khiến tôi lại có cái nhìn khác.
Tôi đeo tai nghe xem một bộ phim, xem mãi đến nỗi thấy mệt rã rời, vì vậy nhắm mắt, chỉ nghe lời đối thoại. Sau đó tôi mệt mỏi quá, bấm dừng phim lại, tháo tai nghe xuống không nghe nữa, quấn chăn lông chuẩn bị ngủ. Đúng lúc này, tôi nửa mơ nửa tỉnh, thấy người thanh niên trẻ ở bên cạnh tôi thò tay ấn vào bóng đèn phía trước ghế, giúp ánh sáng tạm thời tắt đi, như vậy không gây chói mắt tôi.
Tôi đột nhiên hiểu ra rằng, mỗi người biểu hiện một bộ dạng khác nhau ra bên ngoài, bộ dạng mà tôi nhận thức có lẽ cũng không chính xác. Thật sự đánh giá chuẩn xác một người, thì đòi hỏi phải tiếp xúc lâu dài, lâu ngày mới có thể biết được nhân tâm, không thể căn cứ cảm xúc nhất thời liền đưa ra kết luận ngay được.
Trước đây tôi từng được nghe câu chuyện như thế này. Có một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Mọi người phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”
Thế là cô gái hằn giọng: “Không có!”
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm”.
Nghĩ đến câu chuyện này, tôi tự nhiên thấy xấu hổ, chẳng phải bản thân tôi cũng giống như cô gái kia thích nhìn bộ dạng bên ngoài mà phán xét người khác hay sao.
Người thanh niên bên cạnh tôi, trước đó biểu hiện ra bên ngoài như là không chút nào chú ý đến người khác, cũng không nịnh nọt người khác, có lẽ lúc đó anh không chú ý, nếu không anh ấy cũng sẽ giúp người khác.
Lúc không ai thấy anh ấy mới giúp đỡ, thể hiện ra anh là người không cầu báo đáp, thậm chí không cần một câu cảm tạ. Cho nên, mỗi người thường biểu hiện ra một bộ dạng còn một bộ dạng khác thường bị che khuất đi, trong khi chúng ta lại thường xuyên bỏ qua cái mặt khác tốt đẹp có thể tạm thời không nhìn thấy đó để nhận định một người.
Tác giả: Viễn Phương
Huệ Nhẫn, dịch từ Epoch Times
Câu chuyện trên đây cho ta một bài học : muốn đánh giá một ai phải có thời gian, đừng vội vàng đánh giá vì nóng vội sẽ đưa đến sự sai lầm lớn như nhóm Pha ri siêu trong bài Tin Mừng sau đây. Xin mời Bạn cùng đọc :
Thứ sáu 01/7/2016 Tuần 13 TN
Phúc Âm: Mt 9:9-13.
9 Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người.
10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ.
11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?"
12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.
13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."
Suy niệm :
Nhiều tín hữu cho việc giữ đạo chỉ giới hạn trong việc đi lễ mỗi tuần. Ra khỏi nhà thờ là họ trở về với cuộc sống trần tục, và phải bon chen tranh giành để kiếm sống mà không cần biết đến ai cả. Họ không biết rằng có một sự liên tục giữa những gì họ cử hành trong nhà thờ và những gì họ sống giữa đời. Họ phải tìm cơ hội để thi hành những gì Lời Chúa dạy trong nhà thờ: đem Tin Mừng đến cho muôn người, và phục vụ tất cả những ai đang cần đến sự chăm sóc của họ.
Các bài đọc hôm nay muốn nhấn mạnh đến việc con người phải giũ bỏ sự thờ phượng Thiên Chúa hời hợt bên ngoài để mặc lấy sự hoán cải tâm hồn bên trong. Trong Phúc Âm, những người Biệt Phái đánh giá Chúa Giêsu qua hành động bên ngoài, khi Ngài ngồi ăn với những người thu thuế và các kẻ tội lỗi. Chúa Giêsu nhắc nhở họ điều làm đẹp lòng Thiên Chúa là lòng yêu thương tha nhân; chứ không phải chỉ chú trọng đến việc giữ Luật cách hời hợt bên ngoài.
Nhiều tín hữu cho việc giữ đạo chỉ giới hạn trong việc đi lễ mỗi tuần. Ra khỏi nhà thờ là họ trở về với cuộc sống trần tục, và phải bon chen tranh giành để kiếm sống mà không cần biết đến ai cả. Họ không biết rằng có một sự liên tục giữa những gì họ cử hành trong nhà thờ và những gì họ sống giữa đời. Họ phải tìm cơ hội để thi hành những gì Lời Chúa dạy trong nhà thờ: đem Tin Mừng đến cho muôn người, và phục vụ tất cả những ai đang cần đến sự chăm sóc của họ.
Các bài đọc hôm nay muốn nhấn mạnh đến việc con người phải giũ bỏ sự thờ phượng Thiên Chúa hời hợt bên ngoài để mặc lấy sự hoán cải tâm hồn bên trong. Trong Phúc Âm, những người Biệt Phái đánh giá Chúa Giêsu qua hành động bên ngoài, khi Ngài ngồi ăn với những người thu thuế và các kẻ tội lỗi. Chúa Giêsu nhắc nhở họ điều làm đẹp lòng Thiên Chúa là lòng yêu thương tha nhân; chứ không phải chỉ chú trọng đến việc giữ Luật cách hời hợt bên ngoài.
Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã tha thứ cho con dẫu tội lỗi con tầy trời. Chúa đã tỏ lòng nhân hậu đối với con…Con cũng phải tha thứ cho nhau. con chỉ dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi con nhận ra thân phận yếu hèn, tội lỗi của con. Người ta dễ nhìn ra cái rác trong mắt người khác mà không nhận ra cái sà trong mắt của mình. Xem ra tự tha thứ chính mình thì dễ dàng hơn tha thứ cho kẻ khác. Tuy nhiên, có nhận ra lỗi lầm của mình, con mới dễ dàng cảm thông với tội lỗi, với khuyết điểm của kẻ khác. Xin cho con trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được nản lòng, thất vọng, và luôn tín thác vào Chúa, đặt tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu tha thứ của Chúa. Amen
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã tha thứ cho con dẫu tội lỗi con tầy trời. Chúa đã tỏ lòng nhân hậu đối với con…Con cũng phải tha thứ cho nhau. con chỉ dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi con nhận ra thân phận yếu hèn, tội lỗi của con. Người ta dễ nhìn ra cái rác trong mắt người khác mà không nhận ra cái sà trong mắt của mình. Xem ra tự tha thứ chính mình thì dễ dàng hơn tha thứ cho kẻ khác. Tuy nhiên, có nhận ra lỗi lầm của mình, con mới dễ dàng cảm thông với tội lỗi, với khuyết điểm của kẻ khác. Xin cho con trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được nản lòng, thất vọng, và luôn tín thác vào Chúa, đặt tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu tha thứ của Chúa. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét