Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Chịu bắt bớ vì yêu



Đức Thánh Cha lên án bách hại Kitô hữu tại Pakistan
VATICAN. ĐTC mạnh mẽ lên án vụ khủng bố tự sát chống hai thánh đường Kitô tại thành phố Lahore, Pakistan, chúa nhật 15-3 vừa qua.

15 người chết và 78 người bị thương trong vụ khủng bố tự sát chống hai thánh đường Kitô, một Công Giáo và 1 Tin Lành, tại khu phố Youhanabad trong thành Lahore. Thuộc khu phố này có khoảng 200 ngàn tín hữu Kitô và quen được gọi là ”thành thánh Gioan”.
           Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa chúa nhật 15-3-2015, ĐTC Phanxicô đã mau lẹ lên tiếng về vụ khủng bố này và kêu gọi chấm dứt các cuộc bách hại các tín hữu Kitô. Ngài nói:
         ”Tôi đau buồn, rất đau buồn khi hay tin những vụ tấn công khủng bố ngày hôm nay (15-3) chống lại hai thánh đường ở thành phố Lahore, Pakistan, làm cho nhiều người chết và bị thương. Đó là các nhà thờ Kitô giáo. Các tín hữu Kitô bị bách hại. Các anh chị em chúng ta bị đổ máu chỉ vì là Kitô hữu. Trong khi cam đoan cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ, tôi cầu xin Chúa, khẩn cầu Chúa là nguồn mọi thiện hảo, ban ơn hòa bình và hòa hợp cho đất nước Pakistan. Ước gì cuộc bách hại này chống các tín hữu Kitô, mà thế giới đang tìm cách giấu diếm, được chấm dứt và có được an bình”.
         Nhóm Taleban ở Pakistan tên là Jammat-ul-Ahrar tự nhận là thủ phạm vụ khủng bố này. Theo cảnh sát, có 2 người tình nghi đã bị dân chúng tấn công và giết chết. Ký giả Riaz Ahmed cho biết đã thấy 2 thi hài bị cháy đen tại một ngã tư. Vụ nổ chỉ cách nhau vài phút tại hai thánh đường gần nhau, trong khu phố có đông dân cư là tín hữu Kitô: tại thánh đường thánh Gioan Công Giáo lúc ấy đang diễn ra thánh lễ Chúa nhật với sự tham dự của 800 tín hữu. Tại Nhà thờ Tin Lành có khoảng 1 ngàn tín hữu. Hai tên khủng bố tự sát đã cho bom nổ tung ở lối vào thánh đường. Các thanh niên Công Giáo giữ an ninh ở cổng thánh đường đã hy sinh mạng sống nhờ đó tránh được thảm họa lớn hơn cho các tín hữu.
          Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc HĐGM Pakistan đã tố giác Nhà chức trách nước này thiếu sót trầm trọng và ngày càng xảy ra những vụ các nhân viên cảnh sát Pakistan đồng lõa với những kẻ sát nhân hoặc trở thành cánh tay của những kẻ cực đoan.
          Ủy ban cho biết ”Giáo xứ Công Giáo Youhanabad đã từng xin chính quyền và cảnh sát gia tăng an ninh vì đã nhận được những lời đe dọa gần đây, nhưng các nhân viên an ninh hiện diện rất ít. Thay vì chu toàn nhiệm vụ canh chừng, họ thường xem Tivi các trận đấu banh Cricket. Hậu quả của sự lơ là này là nhiều tín hữu Kitô bị thiệt mạng. Đứng trước những vụ bạo hành chống Kitô hữu thường xảy ra như thế, các GM Pakistan kêu gọi chính quyền hãy có ”ý chí chính trị” chặn đứng các tên khủng bố.
        Tình trạng đó cũng giải thích tại sao dân chúng phẫn nộ, phản đối và hành hung 2 người tình nghi sau vụ khủng bố.
        Trong những ngày trước đây, cảnh sát ở Lahore đã tra tấn và sát hại một thanh niên Kitô vô tội. Đó là anh Zubair Masih, 25 tuổi. Tội duy nhất của anh ta là con của bà góa Aysha Bibi, một góa phụ Kitô bị người chủ là Abdul Jabar, một người Hồi giáo, cáo về tội ăn trộm.
      Bà ta bị đánh đập và lăng mạ, nhưng không thú tội. Toàn gia đình bà bị bắt và dẫn đến trụ sở cảnh sát. Tại đây cảnh sát tiếp tục đánh đập, bà mẹ Aysha bị đánh gẫy cánh tay, rồi tất cả được trả tự do ngoại trừ anh Zubair. Hôm sau, cảnh sát trả lại anh ta ở trong tình trạng sắp chết trước nhà bà mẹ. Khi anh được đưa vào nhà thương, các bác sĩ chỉ còn xác nhận anh Zubair đã chết. (SD, Asia News 15-3-2015)

G. Trần Đức Anh OP


LÀM SAO ĐỐI PHÓ KHI ĐỨC TIN BỊ BẮT BỚ? 
Mục sư Rick Warren
Ki Tô hữu là những người bị bắt bớ nhiều nhất so với tín hữu các tôn giáo khác trên thế giới. International Society of Human Right đã cho những con số thống kê như sau:

- 80% những cuộc bắt bớ đạo đều xảy ra cho người Ki Tô hữu
- Kể từ khi Chúa phục sinh đến nay đã có 70 triệu người tử đạo. Điều kinh ngạc là phân nửa số đó, 35 triệu người đã chết vì danh Chúa trong vòng 100 năm nay, ngay trong thời đại của chúng ta.
- Tại Iraq sau thế chiến thứ nhất có 1 triệu 3 Ki Tô hữu hiện nay chỉ còn lại khoảng 1 trăm ngàn người.
- Tại Bắc Hàn hiện nay có khoảng 70 ngàn Ki Tô hữu bị cầm tù.
- Trên thế giới hiện nay mỗi 10 phút có 2 Ki Tô hữu chết vì niềm tin của mình.

Chúng ta làm gì cho anh chị em cùng đức tin mình đang bị hoạn nạn, bắt bớ? Hãy cầu nguyện và giúp đỡ vật chất cho họ, gia đình họ




Ai tưởng theo Chúa là dễ dàng đều lầm lẫn. Bạn sẽ phải đối diện với sự ghét bỏ, xa lánh, chống đối, thậm chí là sự chết. 2Tim 3:12 “Vả hết thảy mọi người muốn sống nhân đức trong Chúa Giê su, thì sẽ bị bắt bớ.”

Tại Hoa Kỳ bạn không bị bắt bớ, cầm tù, bách hại vì đức tin, nhưng bạn bị áp lực khi từ chối làm điều sai chủ bảo, khi đứng giữa đám bạn kể chuyện dơ bẩn, khi từ chối đến những nơi tội lỗi, làm những điều mà Kinh Thánh không cho phép. 

Khi bị bắt bớ, chúng ta hãy xác tín :

Sự bắt bớ khiến tôi càng trở nên giống Chúa Giê su hơn.
2. Sự bắt bớ khiến đức tin tôi sâu nhiệm hơn.
3. Sự bắt bớ đem lại cho tôi phần thưởng đời đời trên trời.

Bạn làm gì khi đối diện với sự bắt bớ? Có 6 điều Kinh Thánh dạy chúng ta

1. Đừng ngạc nhiên
2. Đừng sợ hãi.
3. Đừng xấu hổ
4. Nhận ra nguồn gốc của sự bắt bớ: Satan
5. Không trả đũa
6. Chúc phúc.
Tôi khích lệ quý vị bày tỏ đức tin mình trong tuần mới bằng nhiều cách đơn giản, đem Kinh thánh vào sở làm, cầu nguyện trong tiệm ăn, text cho một thân hữu “tôi cầu nguyện cho bạn” hay hỏi một người bạn “tôi có thể cầu nguyện cho bạn được không?”

Lời khuyên trên đây đã nói lên  một thực tại là nếu Bạn theo Chúa, Bạn sẽ gặp nhiều trắc trở, nhiều vu oan và chống đối, thậm chi đến chết vì Danh Chúa, nhưng như thế Bạn và tôi đã được nên giống Chúa là chết vì yêu. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau  đây :

Phúc Âm: Jn 15:18-21.Thứ bẩy 30/4/2016 Tuần 5 PS

18 Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước.
19 Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.
20 Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.
21 Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.

Suy niệm :
Trong cuộc sống của các Kitô hữu: Có những lúc cần phải bảo vệ sự thật cho đến chỗ phải hy sinh mạng sống; nhưng cũng có những lúc cần khôn ngoan thích ứng trong những trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Làm sao các tín hữu nhận ra khi nào phải sống chết cho sự thật, và khi nào có thể khôn ngoan thích ứng tùy hoàn cảnh? Đó là lúc các tín hữu cần sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Chắc chắn Ngài không hiện ra để nói trực tiếp với chúng ta, nhưng Ngài sẽ nói với chúng ta tùy hoàn cảnh; ví dụ: nơi nào Ngài muốn chúng ta tới, Ngài sẽ tạo cơ hội và những hoàn cảnh thuận tiện; nơi nào Ngài không muốn chúng ta tới, Ngài sẽ không cho cơ hội và gây ra những trở ngại khó khăn.
Anh em sẽ bị thế gian bắt bớ.

 Xung đột giữa Thiên Chúa và thế gian: Có nhiều ý nghĩa khác nhau về chữ "thế gian" trong Tin Mừng Gioan; nhưng ở đây "thế gian" được hiểu là những quyền lực chống lại Thiên Chúa, như ma quỉ và các tay sai của nó. Giữa Thiên Chúa và thế gian có rất nhiều xung đột về giá trị: ánh sáng và bóng tối, sự thật và sự sai trá, điều thiện hảo và điều gian ác, yêu thương và giận ghét, đoàn kết và chia rẽ, công bằng và bất công. Người Kitô hữu được kêu gọi để sống và làm chứng cho những giá trị của Thiên Chúa, và những giá trị này luôn đối nghịch với những giá trị của thế gian; hậu quả là thế gian sẽ ghét các Kitô hữu như Chúa Giêsu nói: "Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em."
Nếu thế gian đã bắt bớ Chúa Giêsu, họ cũng sẽ bắt bớ các môn đệ của Ngài: Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: "Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em." Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là cuộc đời dạy dỗ những điều tốt lành, chữa khỏi mọi bệnh hoạn tật nguyền, và khai trừ ma quỉ; thế mà thế gian còn truy tố, luận phạt, đánh đòn, và đóng đinh vào Thập Giá; các môn đệ là ai mà có thể tránh khỏi các cực hình này? Chỉ cần đọc Sách Công vụ Tông Đồ và Lịch Sử Giáo Hội, chúng ta đã nghe bao cuộc bách hại của thế gian nhắm vào các môn đệ của Chúa.

Nói tóm, thế gian chống các Kitô hữu họ mang danh Chúa Kitô. Khi chọn mang danh Kitô hữu là chọn để thế gian bắt bớ. Thế gian ghét những kẻ mang danh Kitô, vì không thuộc về họ, và không theo những tiêu chuẩn và đường lối của họ.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, để trở thành môn đệ của Chúa là phải chịu bắt bớ trong việc rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng. Lý do đơn giản là thế gian không biết Chúa Giêsu; vì thế, không chấp nhận những tiêu chuẩn của Tin Mừng.Xin Chúa cho con luôn can đảm làm chứng về Chúa, cho Chúa và cho Tin Mừng cho dù biết trước rằng con sẽ gặp bách hại. Con cũng xin ơn này cho tất cả các Ki Tô hữu đang bị bách hại vì đạo ở khắp nơi trên thế giới, xin cho họ được trung tín giữ vững đức tin đến cùng trước những thế lực của "Thế gian". Amen

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu




Bạn hữu

Một thời Thế Tôn trú ở núi Gijjhakùta, dạy các Tỳ kheo:
Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ kheo, một Tỳ kheo cần phải thân cận như một người bạn. Thế nào là bảy?
- Cho những gì khó cho,
- Làm những gì khó làm,
- Nhẫn những gì khó nhẫn,
- Nói lên những gì bí mật của mình,
- Che giấu bí mật của người khác,
- Không từ bỏ khi gặp bất hạnh,
- Không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận.


Trong cuộc sống, mỗi người đều có quen biết nhiều, giao hảo rộng rãi nhưng tìm ra bạn hiền để tâm giao quả không mấy dễ dàng. Gặp một người tốt hiểu mình đã khó, chia sẻ những vướng mắc với mình về các phương diện trong cuộc sống lại càng khó khăn hơn. Người ta thường nói vui, ở đời này “Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông lại nhiều”cũng vì lẽ ấy.
Có không ít người lâm vào khánh kiệt, vương phải nợ nần, gia đình tan nát cũng vì tin bạn. Cho nên, bạn bè có nhiều hạng, khi chưa thực sự hiểu nhiều về bạn thì cũng nên thận trọng, chớ vội sống hết mình. Tuy vậy, có rất nhiều người thành công nhờ sự động viên, giúp đỡ từ bạn bè. Gặp được bạn tốt là một phúc duyên quý báu, cần phải trân quý và gìn giữ tình bạn cao cả ấy.

Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, bạn tốt là người biết chia sẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ, biết nhẫn nhịn, nói năng từ hòa, sống trải lòng ra với bạn bè, thận trọng khi nói về người khác, không bỏ rơi bạn khi gặp hiểm nguy, không khinh chê bạn khi làm ăn thất bại… Những ai hội đủ các phẩm tính ấy thì chắc chắn họ là người tốt, cần phải gần gũi và kết thân lâu dài.

Thân thiết với bạn cũng giống như đi trong sương sớm, lâu dần chắc chắn sẽ bị ướt áo. Ảnh hưởng của bạn bè tác động lên cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Vì vậy, phải chọn bạn mà chơi, tìm bạn tốt để cùng nương nhau học tập, làm việc, tu dưỡng thân tâm trở thành người tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Nguồn: giacngo.vn

Câu chuyện kể về một vị tôn sư dạy các đệ tử của mình về cách chọn bạn hữu tốt. Lời bàn trên đây cũng đã nói lên tính cách tuyệt vời của một người để ta chọn bạn tốt cho cuộc sống mau qua ở trần gian. Vậy tìm Bạn tốt vĩnh viễn ở đâu ? Đâu là Bạn đúng nghĩa ?  Bạn chỉ có thể tìm thấy khi đọc trong đoạn Tin Mừng sau đây mà Chúa Giê su là Chúa trên hết các Chúa, đã vì Bạn mà sẵn sàng chịu chết để cứu Bạn khỏi sự hủy diệt của tội lỗi, của sự chết...Ngài không gọi bạn là tôi tớ nữa nhưng là bạn hữu của Ngài, chỉ với một điều kiện thôi, đó là hãy yêu thương... Xin mời Bạn cùng đọc:

Phúc ÂmJn 15:12-17.Thứ sáu 29/4/2016 Tuần 5 PS
12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.
14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.
15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.
16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.
17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.



Suy niệm :
"Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em." Đây có thể nói là giới luật duy nhất Chúa Giêsu để lại cho con người; nhưng nó lại là giới luật nền tảng, vì nó bao trùm trên các giới luật khác. Yêu thương, không đơn thuần như con người hiểu, nhưng là yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa. Con người phải có yêu thương này trước khi con người có thể đáp ứng đòi hỏi của Chúa Giêsu: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình."

* Tình bằng hữu giữa Chúa Giêsu và các Tông-đồ: Dưới con mắt phàm nhân, mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và con người là mối liên hệ giữa chủ nhân và đầy tớ; vì Thiên Chúa dựng nên và có quyền trên con người. Ngài có quyền ra lệnh và con người có bổn phận phải thi hành. Hay có tốt hơn cũng chỉ là mối liên hệ giữa Thầy và trò. Tuy mối liên hệ này gần hơn, nhưng vẫn còn khỏang cách rất lớn giữa hai chủ thể: Thầy có quyền bắt học trò làm theo ý mình muốn. Các ông không thể nào ngờ lời Chúa nói các ông có thể trở thành bạn hữu của Ngài: "Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy."

* Khác biệt giữa tôi tớ và bạn hữu: "Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết." Điểm đặc biệt giữa bạn hữu là họ chia sẻ cho nhau mọi tâm sự và mọi sướng, khổ, vui, buồn. Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ mọi điều Ngài đã thấy nơi Chúa Cha, đã cùng chia sẻ mọi nỗi vui buồn trong 3 năm rao giảng; đã rửa chân cho các ông như một đầy tớ, và đã sẵn sàng hy sinh tính mạng vì các ông. Chúa thực sự đã đối xử với các ông như một người bạn thân thiết.

Tâm tình
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã chọn các Tông-đồ cho một sứ vụ. Chúa chọn các ông khi các ông vẫn còn rất nhiều khuyết điểm và giới hạn của con người; nhưng Chúa huấn luyện và thánh hiến các ông, để rồi sai các ông đi cho một sứ vụ: mang con người về cho Thiên Chúa. Hôm nay, Chúa đã chọn con cho sứ vụ của Ngài, dù con chẳng xứng đáng và cũng chẳng có công lênh gì. Xin Chúa cho con biết đáp lại ân huệ được làm bạn của Chúa bằng sống yêu thương mọi người như Chúa đã dậy.


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Tình yêu tuyệt vời



Cách Nhìn Của Trái Tim

Thứ tư 20/04/16 15:42 PM - Trầm Thiên Thu
Nhạc sĩ Xilin Diweng viết ca khúc “Because you love me” [Vì anh (em) yêu em (anh)]. Lời ca viết rằng: “Nếu anh không nhìn thấy, em sẽ là mắt của anh; khi anh không thể nói, em sẽ là tiếng của anh…”. Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa 80 tuổi, họ đã có một đàn con cháu.

Nghe bà ngoại kể lại, khi cưới nhau, chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu chú rể đều không nhìn thấy màu sắc, nhưng chú rể vẫn sai người cuốn đầy lụa điều lên đầu bò và xe bò.

Đón cô dâu về nhà, chú rể dắt tay vợ mò mẫm từ nhà trên xuống nhà bếp, mò mẫm khắp lượt các ngóc ngách trong gia đình. Viêc khó hơn cả là múc nước ở cạnh giếng, lần nào cũng thế, hai người dắt nhau đi, vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt tay chồng.

Chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc và kéo nước lên. Trong thôn có người giúp, hai người thường từ chối, họ bảo: “Quý vị có thể giúp được một giờ chứ không giúp được chúng tôi một đời”. Cứ như thế, hai vợ chồng luôn dắt tay nhau đi gánh nước cho đến khi đứa con đầu tiên có thể gánh nổi một gánh nước. Dân làng thấy lạ, đã có mười mấy đôi trai gái trẻ trong thôn từng vì đất trơn trượt mà ngã xuống giếng, nhưng hai vợ chồng này chưa bao giờ như vậy. Càng lạ hơn là dù có đông người đang cùng nhau nói chuyện rỉ rả, họ vẫn có thể nhờ vào tiếng hít thở dài mà nhận ra nhau.

Họ không nhìn thấy, nhưng người ta thường nhìn thấy họ dắt tay nhau đi, dù trời mưa gió. Làm việc gì, họ cũng tay trong tay. Hình ảnh tay trong tay đã được nhiều nhà văn viết đi viết lại, và hình ảnh đó đã xuất hiện suốt nửa thế kỷ ở cái làng nhỏ bé không ai biết đến kia.

Chồng là người thổi kèn trong ban nhạc của làng, ông thường đến các đám cưới của người khác thổi những bài như “Trăm con chim nhìn Phượng hoàng”, “Niềm vui đầy nhà”,… Dù đi thổi kèn ở đâu ông cũng chỉ có yêu cầu duy nhất là cho người vợ mù cùng đi. Khi chồng thổi kèn, vợ chỉ lặng lẽ ngồi nghe bên chồng, dường như những điệu nhạc vui nhộn này đều là thổi cho bà. Trên khuôn mặt người vợ mù thường đỏ ửng lên khiến ai cũng cảm thấy người đàn bà mù đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp khác thường.

Về sau, hai vợ chồng đã già, không bao giờ đi ra ngoài nữa, chỉ quanh quẩn trồng hoa trong sân nhà mình, các loại hoa đều tươi màu rực rỡ. Đến kỳ hoa nở, cả sân đỏ rực. Một lần ông sơ ý bị ngã què chân. Trong những ngày ông nằm viện, bà không ăn một hạt cơm vào bụng suốt 4 ngày. Bà bảo: “Không sờ thấy bàn tay quen thuộc kia, tôi không còn hồn vía nào nữa”.

Con cái sáng mắt cũng đã từng vui đùa hỏi ba mẹ chúng: “Nếu Tạo Hoá dành cho ba mẹ một cơ hội, liệu ba mẹ có định dùng mắt nhìn nhau không?”. Bà mẹ mù trả lời: “Các con nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim, tim sáng hơn mắt, thực sự sáng hơn mắt”.

Người cha mù bảo: “Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con đều in vào trái tim ba. Ba chưa bao giờ trông thấy một người đẹp nhất, nhưng trong trái tim bố, mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để làm gì, mắt là thứ tham lam nhất trần đời, nhìn cái gì cũng chia ra tốt hay xấu, xinh hay không xinh, nhìn cái gì cũng muốn có cái đó, trên mặt người ta có một cái rỗ cũng có thể để bụng suốt đời”.

Cũng có người nêu ra ví dụ: “Nếu vợ mù trông thấy mặt chồng bị bỏng thì sẽ cảm thấy thế nào?” Lại có người giả thiết: “Nếu chồng nhìn thấy hai tròng mắt vợ lõm hẳn xuống, liệu có hối hận lời mình nói không?”

Vì chúng ta có mắt nên khi chúng ta nhìn người khác, chúng ta chỉ dựa vào cách nhìn của mắt mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói: “Con mắt của trái tim mới sáng nhất, thực sự sáng nhất!”.



Câu chuyện trên đây kể về chuyện tình của hai vợ chồng mù yêu nhau sâu đậm, tình yêu của họ không dựa vào hình thức bên ngoài, không dựa trên của cải giàu sang, cũng không chao đảo vì "lời ong tiếng ve" của người đời. Họ yêu nhau bằng trái tim, vì chỉ nơi trái tim mới có tình yêu chân chính vô vị lợi... Chúa Giê su đã yêu chúng ta bằng trái tim của người Cha, không so đo tính toán thiệt hơn, không dựa theo một tiêu chuẩn nào, Chúa đang kêu gọi Bạn , kêu gọi tôi "Hãy ở lại trong tình thương của Thầy". Tuyệt vời quá phải không Bạn. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau đây : 
Phúc ÂmJn 15:9-11.Thứ năm 28/4/2016 Tuần 5 PS
9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.
10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.
11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.


Suy niệm :
Hậu quả của yêu thương là có được niềm vui trọn vẹn: Mục đích của Kitô Giáo không phải là giam hãm con người trong Lề Luật; nhưng giúp con người hưởng trọn niềm vui của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn."
Đạo lý căn bản của Kitô Giáo là giới luật yêu thương. Thiên Chúa là tình yêu; Ngài thông ban tình yêu của Ngài cho con người qua Đức Kitô, và Ngài muốn con người yêu nhau bằng tình yêu này.
 Mục đích của Đạo là làm sao con người được hưởng trọn vẹn niềm vui của Thiên Chúa; chứ không phải giam hãm con người trong những luật lệ cứng nhắc để làm tội con người.
Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, Chúa kêu gọi con đi theo Chúa, sống luật yêu thương trọn vẹn là yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu thương mọi người không trừ ai. Luật của Chúa là luật yêu thương, luật từ bi hỉ xả, không phân biệt sang giàu, người có địa vị hay không...Xin Chúa cho con có trái tim như Chúa để con yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bơ vơ, già yếu, biết bênh đỡ những người thấp cổ bé miệng, người bị bóc lột, bị cướp đất trắng trợn...để tất cả mọi người đều nhận được niềm vui từ Chúa, một niềm vui trọn vẹn không bao giờ tàn như Chúa đã hứa ban cho những ai sống luật yêu thương. Amen


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Không thể tách rời



Gắn Bó Trong Cuộc Sống


(GĐPTKG) – Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị thầy thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.
Sau hai tuần, vị thầy quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa.
Đoán được lí do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị thầy vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
Vị thầy ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.
Sau vài phút, vị thầy lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi.
Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.
Vị thầy nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người Phật tử khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
Khi vị thầy đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn thầy đã đến thăm con, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của thầy . Tuần sau con sẽ lại đến chỗ thầy cùng mọi người .

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN:
Con người không thể nào sống tách rời nhân quần xã hội được, câu chuyện thiền mà vị Thiền sư đã bày tỏ đã nói lên tất cả, một bếp lửa cháy và tất cả các các cục than hồng cháy đỏ rực, nhưng khi vị Thiền sư đem cục than hồng ra ngoài để riêng lẽ thì chốc sau đã lụi tàn tắt ngấm. Con người cũng vậy cũng cần có tập thể để sách tấn hổ tương lẫn nhau.
Chúng ta sinh hoạt trong 1 tổ chức GĐPT có đoàn, đội, chúng, đàn là những đơn vị nhỏ lẻ nhưng rất hiệu quả để mỗi người cùng nương tựa sách tấn lẫn nhau trong tu học trong cuộc sống. “đoàn kết thì sống, chia rẽ là chết” câu tục ngữ nầy vẫn còn mãi giá trị trong cuộc sống. Cùng thờ chung một Thích Ca, cùng xuất phát từ một Thầy tổ sao lại không yêu thương đùm bọc với nhau.
HÃY THÔNG CẢM, HÃY YÊU THƯƠNG ĐỂ MÀ SỐNG CÙNG NHAU GÁNH VÁC TRÁCH NHIỆM MÀ CÁC BẬC TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI.


BIÊN TẬP
Huynh Trưởng cấp Tấn Minh Hạnh Huỳnh Văn Long
Nguyên chánh thư ký BHD PB GĐPT TP Hồ Chí Minh

Câu chuyện trên đây nói lên ích lợi của sự gắn bó. Nếu một người tự tách mình ra để sống cho riêng mình thôi, thì sẽ khô héo dần và đi đến tự hủy. Chúa Giê su trong bài Tin Mừng dưới đây không muốn bất cứ ai khô héo và phải chết cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngài đã ví mình như cây nho và chúng ta là cành, cành nào gắn liền với cây sẽ có sự sống và sinh nhiều hoa trái... Bất cứ ai sống kết hợp với Chúa Giê su và gắn bó với Ngài sẽ không bị cô đơn, khô héo, mục rữa thối nát... Xin mời Bạn cùng đọc


Phúc ÂmJn 15:1-8.Thứ tư 27/4/2016 Tuần 5 PS
1 "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.
2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.
3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em.
4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.
6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi.
7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý.
8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.



Suy niệm :
Sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu là điều khẩn thiết hơn cả.
Mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa là trung tâm điểm của Đạo. Vì thế, tất cả những gì giúp đưa con người tới Thiên Chúa, và giúp cho mối liên hệ này phát triển tối đa là những điều cần thiết hơn cả. Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu ví mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa như sau: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn."

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, con đang sống trong một xã hội mang nặng tính duy vật, coi nhẹ những mối liên hệ giữa người với người, thậm chí dễ dàng tố cáo nhau, sống dửng dưng không quan tâm đến nhau, thậm chí đưa nhau ra tòa kiện cáo hơn thua ngay trong môi trường gia đình, giữa cha-mẹ-con-cái cùng chung huyết thống máu mủ ruột thịt ! Có khi còn lạnh lùng ra tay giết hại người đầu ắp tay gối hoặc giết chính con mình ! Người nào cũng ích kỷ,chỉ nghĩ đến cá nhân mình ...đó mới chỉ là gia đình nhỏ, thế còn đến một cộng đồng lớn hơn như khu xóm, hội đoàn, công ty, hoặc một quốc gia v.v...thì còn tai hại đến chừng nào !
Lậy Chúa, xin cho con biết bỏ lối sống ích kỷ mà quay trở về với Chúa, sống gắn bó mật thiết với Ngài trong mọi giây phút của đời con, để con được triển nở và sinh nhiều bông hạt mang lại lợi ích cho nhiều người. Amen

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Thủ lãnh thế gian !

Cuộc sống trong "địa ngục trần gian" của những cô gái đẹp bị ép làm nô lệ tình dục cho phiến quân IS

Rợn người lời kể về cuộc sống ‘địa ngục trần gian’ dưới tay IS của nô lệ tình dục 16 tuổi
 Con tin may mắn thoát thân khỏi bàn tay của Nhà nước Hồi giáo cho biết trong thời gian bị giam nhốt, cô cũng đã gặp được nhân viên cứu trợ Kayla Mueller - nạn nhân 26 tuổi người Mỹ bị IS ra tay hồi đầu năm nay, trong phòng giam giữ tối tăm ngột ngạt.
Hồi tưởng lại quãng thời gian kinh hoàng sống trong địa ngục trần gian, Zeinat - thiếu nữ Iraq 16 tuổi trốn thoát thành công khỏi IS kể lại, cô và Kayla đã cùng chia sẻ với nhau về những gì họ phải chịu đựng, từ tra tấn, hãm hiếp dã man vì phải buộc làm nô lệ tình dục, và thậm chí là bị ép làm vợ của Abu Bakr al-Baghdadi - thủ lĩnh tối cao của lực lượng Hồi giáo cực đoan IS...
...Chuỗi bi kịch đáng quên nhất của cuộc đời Zeinat bắt đầu từ khi cô bị những tên khủng bố của Nhà nước Hồi giáo bắt cóc ở gần núi Sinjar (Iraq) và giam giữ trong 10 tuần. Sau hơn 2 tháng sống trong bóng tối, thiếu nữ 16 tuổi đã may mắn trốn thoát, dù Kayla Mueller và hàng chục phụ nữ khác vẫn phải chịu cơn ác mộng có thực ở thành trì Raqqa.
Tháng 8/2013, khi đang thực hiện công tác cứu trợ người tị nạn Syria, Kayla đã bất ngờ bị những tên khủng bố của nhóm Hồi giáo cực đoan man rợ bắt cóc. Kể từ khi đó, nữ nhân viên cứu trợ 26 tuổi người Mỹ bị buộc phải mang mạng che mặt niqab. Ngày 10/2, IS tuyên bố Kayla đã chết trong một cuộc không kích của liên quân ở Syria, tuy nhiên, phía Mỹ đã từ chối trả lời báo giới về các thông tin xoay quanh cái chết của công dân nước mình.
Kayla chính thức được xác nhận là đã chết khi nhóm khủng bố gửi cho gia đình cô hình ảnh thi thể của nạn nhân. Cha mẹ của nữ nhân viên cứu trợ xấu số cho hay, IS nói rằng con gái của họ đã bị tra tấn và thuộc về al-Baghdadi -thủ lĩnh tối cao của lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Chia sẻ về người bạn cùng cảnh ngộ nhưng đoản mệnh, Zeinat nói Kayla là một người bạn, và cũng giống như là một người chị gái của mình. Zeinat cũng cho hay, phòng giam mà cô cùng các con tin khác bị giam giữ là một nơi bẩn thỉu và tăm tối: “Đó là những căn phòng nhỏ đầy bóng tối và không một chút sức sống. Khi đó là mùa Hè và thời tiết rất nóng bức”.
Thiếu nữ 16 tuổi nói rằng, mỗi con tin được phát đồ ăn gồm bánh mì và phô mai vào buổi sáng cùng cơm hoặc mì ống vào ban đêm, và đó là một khẩu phần ăn rất nhỏ, đủ để họ không bị chết đói. Sau đó, các nạn nhân được đưa đến ngôi nhà của Abu Sayyaf, một thủ lĩnh của nhóm chiến binh thánh chiến, nơi Kayla nói với Zeinat rằng cô đã bị ép làm vợ của al-Baghdadi.
“Chúng tôi hỏi cô ấy là: Tại sao chị lại khóc? Kayla nói al-Baghdadi đã dùng vũ lực ép cô ấy kết hôn với hắn, bằng không hắn sẽ giết Kayla”
Nạn nhân 26 tuổi cũng tiết lộ với Zeinat rằng cô bị thủ lĩnh tối cao của IS hãm hiếp bốn lần. Tuy nhiên, khi Zeinat rủ Kayla cùng trốn thoát, nữ nhân viên cứu trợ đã từ chối.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNN, Zeinat cho biết, các con tin bị giam giữ cùng cô đều bị buộc phải xem đoạn video chặt đầu một nhà báo Mỹ với lời đe dọa nạn nhân sẽ chịu số phận tương tự nếu chống đối.
“Nếu các cô không cải sang đạo Hồi, điều gì sẽ xảy ra ư? Chúng tôi sẽ chặt đầu tất cả. Các cô có hai lựa chọn: cải sang đạo Hồi, hoặc là chết như thế này!”, Zeinat dẫn lời thủ lĩnh IS.
Zeinat nói al-Baghdadi luôn dành thời gian nói chuyện với những người phụ nữ bị ép làm vợ hắn, nhưng thỉnh thoảng, thủ lĩnh tối cao của nhóm khủng bố này sẽ rời đi trong vòng vài ngày. Cũng theo lời Zeinat, al-Baghdadi có thói quen thức dậy vào lúc 10h sáng, chỉ đi ngủ vào lúc nửa đêm và thường ở một mình trong phòng riêng nhiều giờ đồng hồ.
“Hắn đối xử với chúng tôi rất tồi tệ và luôn nói rằng: Hãy quên cha và anh em của các người đi, chúng tôi đã giết họ rồi, và chúng tôi đã kết hôn với mẹ và chị em của các người, hãy quên họ đi’, CNN trích lời thiếu nữ 16 tuổi.
Zeinat cuối cùng cũng thoát khỏi chốn địa ngục khi cô và một con tin trèo qua khung cửa sổ nhỏ trong phòng và chạy thục mạng trong đêm tối đến một ngôi làng gần đó. May mắn thay, họ được hai người đàn ông tốt bụng chở về nhà. Zeinat nói cô được gặp lại một vài anh chị em của mình, nhưng ba chị em gái khác của cô vẫn đang bị IS giam giữ và cha cô đã mất tích và được cho là đã chết.
Zeinat đau đớn nói cô luôn hy vọng al-Baghdadi phải trả giá bằng mạng sống bởi những hành động bẩn thỉu và đồi bại mà hắn đã gây ra cho rất nhiều người: “Hắn giết người, buộc mọi người phải cải đạo. Hắn hãm hiếp các cô gái, giết hại nhiều gia đình. Tôi muốn cả thế giới biết rằng hắn thực sự là một con quỷ dữ”.
Hải Yến
Theo New York Daily News
Chuyện kể  về một sự thật đau lòng trong nhiều nỗi đau lòng khác xảy ra hằng ngày tại Iraq, nơi các cô gái còn rất trẻ bị bắt làm nô lệ tình dục cho thủ lãnh IS, họ bị đánh đập tàn nhẫn, bỏ đói, bị xem như đồ vật mà thủ lĩnh IS sở hữu. Biết bao người hôm nay vẫn còn trong cảnh địa ngục, không được xem là con người. Thủ lãnh thế gian là thế, hắn không có tình người không biết đến cảm xúc của người khác, hắn là ai ? là người chỉ biết có quyền lực, thù hận, hưởng thụ theo thú tính, bất chấp hậu quả...Còn Chúa Giê su, ngài là thủ lĩnh của tình yêu và tha thứ, Ngài đến mang bình an và hòa bình. Có Ngài trong cuộc đời mọi đau khổ đều tan biến, niềm tin và hy vọng sẽ đầy ắp trong cuộc đời Bạn... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau :
C
Phúc ÂmJn 14:27-31.Thứ ba 26/4/2016 Tuần 5 PS
27 Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.
28 Anh em đã nghe Thầy bảo: "Thầy ra đi và đến cùng anh em". Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.
29 Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.
30 Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy.
31 Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha và làm đúng như Chúa Cha đã truyền cho Thầy. Nào đứng dậy! Ta đi khỏi đây!"


Suy niệm :
1/ Chúa Giêsu nhấn mạnh sự khác biệt giữa sự bình an của Thiên Chúa và của con người. Bình an của Thiên Chúa đến từ trong tâm hồn con người; trong khi sự bình an của thế gian đến từ bên ngoài. Bình an của Thiên Chúa ban không bao giờ mất được; trong khi sự bình an của thế gian rất mong manh và dễ vỡ. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua các cuộc chiến tranh tương tàn, và chúng luôn đe dọa con người.
2/ Xung đột giữa Thiên Chúa và thế gian: Sống trong thế gian, Chúa Giêsu và các môn đệ sẽ bị thế gian ghét bỏ và truy tố, vì không sống theo tiêu chuẩn và đường lối của thế gian. Chúa Giêsu biết thế gian sắp sửa truy tố Ngài, và nó cũng sẽ truy tố các môn đệ của Ngài, nên Ngài nói với các môn đệ: "Thầy sẽ không còn nói nhiều với anh em nữa, bởi vì Thủ Lãnh thế gian đang đến. Đã hẳn, nó không làm gì được Thầy.Vì t
hế gian tưởng khi họ tiêu diệt Chúa Giêsu là họ đã dùng sức mình để chiến thắng; nhưng sự thật là họ đang thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Ngài muốn Chúa Giêsu chịu đau khổ để gánh tội và mang lại sự sống đời đời cho con người. Khi Chúa Giêsu sống lại vinh hiển, thế gian sẽ sững sờ kinh ngạc, vì những gì họ tưởng đã chiến thắng, nhưng giờ bị thua thiệt, vì các tín hữu không còn sống nô lệ cho họ nữa.
 
Tâm tình :

Lạy Chúa Giê su, cuộc sống của con hôm nay đang bị xáo trộn, đúng hơn là bị đảo lộn trật tự giữa điều xấu đáng phải xa tránh thì lại được cho là đúng là hay, và nhiều người đã tôn vinh cái xấu, đưa nó lên như một thần tượng đáng tôn thờ ! Còn sống khiêm tốn, nhường nhịn yêu thương và tha thứ thì bị cho là "cổ lỗ sĩ", "hết thời", là "quê mùa", là hèn yếu và thua thiệt !...Có phải "thủ lãnh thế gian" đang đến không ? Rất nhiều lần con hoang mang và cảm thấy mình bị đẩy xa khỏi lối sống hiện tại, một lối sống mà lúc nào cũng cảm thấy bất an, lo sợ... Lạy Chúa, xin Chúa là Thầy là Bạn và là người dẫn đường chỉ lối cho đời con, xin ban cho con ơn bình an của Chúa, để con không còn lo sợ vì con tin có Chúa luôn ở bên con , Ngài đang âm thầm đồng hành bên con mỗi ngày suốt cuộc đời con. Amen.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Rao giảng về Chúa cho mọi người không trừ ai





Sau một chiến dịch truyền giảng Tin Mừng ở Paraguay, chúng tôi bế mạc ngày tĩnh tâm cuối cùng bằng một Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân, trong sân thể thao của Đại chủng viện. Người ta ước tính có đến hơn 20.000 người dự.
Toàn bộ Thánh Lễ được truyền hình trực tiếp, và không biết bao nhiêu người có thể thấy những việc chữa lành Chúa đã thực hiện, cũng như có thể nghe những lời làm chứng sống động của những người vừa được lành bệnh, chẳng hạn như của Bác sĩ Galeano Duarte, thuộc miền Caacupé: “Trong buổi Thánh Lễ thứ năm vừa rồi, tôi đã giơ cho dân chúng thấy đôi nạng mà từ đây tôi không cần dùng nữa, vì nay tôi có thể đi đứng không cần chúng... Trước đây, khi người ta đến bên tôi để cầu nguyện cho tôi được lành, tôi vẫn nói với họ là phải chờ đợi, Thiên Chúa có định giờ của Người cho mỗi chúng ta. Nhưng ngày thứ năm, đó là giờ của tôi, và Chúa đã chữa tôi lành. Và kìa tôi thấy mình đi lại được trong các đường phố của tỉnh ‘Assomption’. Tôi cảm thấy hai chân tôi mỗi lúc một cứng cáp hơn lên. Tôi vô cùng sung sướng vì có thể lại đi đứng được.
“Theo chẩn bệnh của bác sĩ, tôi đáng lẽ phải sống phần còn lại cuộc đời với đôi nạng, và không thể bước đi mà không có chúng. Thế mà nay, tôi được khỏi. Vinh danh cho Thiên Chúa vì sự ấy!”
Hôm sau, tôi trở về Santo Đomingô, qua ngả Miami, với một người bạn đồng hành truyền giảng. Lên phi cơ, người ta nhận diện được chúng tôi và mời chúng tôi lên ngồi ghế du lịch hạng nhất, đang khi vé chúng tôi mua là hạng thường. Chúng tôi nhận lời ngay với lòng biết ơn chân thành, trước cử chỉ nhã nhặn ấy. Sau khi phi cơ cất cánh thì anh phi công phụ đến gặp tôi, hỏi tôi có cho phép anh nói và có nhận cầu nguyện cho anh không. Tôi nhận lời và cầu cho anh, tuy làm có hơi nhanh hơn lệ thường, bởi vì anh phải về với nhiệm vụ, còn tôi cũng muốn nghỉ ngơi một chút...
Nhưng vừa xong, thì viên phụ trách khoang du lịch ấy nói với tôi: “Thưa Cha, hôm qua tôi có nghe trên truyền hình những chứng tá về các việc chữa lành. Cha có thể cầu nguyện cho tôi được không?”. Tôi nghĩ thầm: “Mình dám phải làm một cuộc giảng tĩnh tâm ở đây lắm!”. Rồi chúng tôi nói và cầu nguyện với nhau. Xong rồi, anh đứng dậy và nói: “Thưa Cha, còn các cô tiếp viên đang ước ao hết sức được nói chuyện với Cha”. Tôi đáp: “Vậy thì mời các cô tới đây!”. Anh ta nói: “Qui định không cho phép các cô ấy tới đây ngồi nói chuyện ở hạng nhất...” Tôi hỏi: “Thôi được, thế tôi có thể nói chuyện với các cô ấy ở đâu?”. Anh trả lời: “Nếu Cha đồng ý, Cha có thể xuống dưới phòng bếp của phi cơ...”
Tôi đứng dậy, rời chiếc ghế êm ái ở hạng nhất, để đi xuống phòng bếp của phi cơ. Người ta khép màn lại và đưa cho tôi một chiếc ghế đẩu cao cẳng, đến nỗi hai chân tôi thõng xuống đu đưa. Nó lại bằng sắt cứng và hẹp đến nỗi phải ráng lắm tôi mới ngồi vững trên đó. Cô thứ nhất nói với tôi: “Chiều qua, con có dự Thánh Lễ của Cha và con rất ước ao được nói chuyện với Cha...” Cô thứ hai thuật cho tôi cô đã theo dõi Thánh Lễ trên máy truyền hình, và cô mong được một lời hướng dẫn đàng thiêng liêng. Rồi cứ lần lượt như thế, thay phiên nhau và nhờ nhau làm công tác, các cô đến với tôi để tôi cầu nguyện cho mỗi người. Tôi không tài nào quen nổi cái ghế đẩu cao, trên đó tôi ngồi hơn một giờ, đang khi cười thầm trong bụng là đã mắc bẫy, khi nhận chiếc ghế bành êm ái của hạng nhất.
Cuối cùng, khi được trở về lại ghế ngồi cũ, tôi nói với người bạn đồng hành: “Ta hãy tạ ơn Chúa, vì may là người phi công trưởng chưa tới xin nói chuyện với ta”.
Khi Chúa Giêsu là niềm đam mê của ta, ta có thể luôn luôn rao giảng Tin Mừng bất cứ ở hoàn cảnh nào. Nhiều khi, tôi không còn giờ mà nghỉ ngơi nữa. Nhưng nếu Chúa Giêsu là sự nghỉ ngơi của ta, thì lúc đó ta lại thấy mọi sự khác hẳn.


Ngày 23/12/1987, Cha Paul Pegeaud từ Issia bên Côte d’ Ivoire viết cho tôi lá thư này:

          “Cuộc rao truyền Tin Mừng của Cha đã để lại dấu vết sâu đậm nơi xứ đạo. Tôi lấy làm tiếc đã không mời thêm các người ngoại giáo, vì mỗi một người ngoại giáo được chữa lành đã trở nên một người dự tòng. Có những việc chữa lành đập vào mắt, như trường hợp em nhỏ gù lưng 4 tuổi. Ba nó, một y sĩ, đang bế nó trên tay. Khi bắt đầu giờ cầu nguyện cho bệnh nhân, em nhỏ ấy đâm toát mồ hôi ròng ròng. Nó lăn xuống đất và giẫy giụa như thể nằm trong nồi nước sôi. Nó cảm thấy cái gì kéo đầu và tay, rồi thì nó tự mình đứng dậy.
            Lúc ấy, nó nói với cha nó: “Ba ơi, ba là bác sĩ giỏi thật!”
Cha nó cảm động đáp lại: “Nhưng không phải cha đã chữa lành cho con. Chính Chúa Yêsu Nadarét!”. Khi nó về nhà, cha nó lấy một ly rượu định uống vì ông ghiền, nhưng không hiểu tại sao miệng ông lại nhổ ra, và thế là ông cũng được giải thoát khỏi bệnh nghiện rượu.
Chúng tôi còn có những trường hợp giải hòa giữa các người trong gia đình và tha thứ rất cảm động.
Chúng tôi đã thường giảng Chúa Yêsu đã sống lại và ban sự sống, nhưng bây giờ chúng tôi mới có vô số chứng nhân chứng thực điều ấy.
           Chúng tôi đã đọc và đã giảng rất thường xuyên về các việc chữa lành nói trong Tin Mừng.Nhưng bây giờ, dân chúng mới được thấy tận mắt, Tin Mừng đã tìm lại được một giá trị mới đối với Kitô hữu, và không ngừng gây ngạc nhiên cho lương dân”.


Hai câu chuyện trên đây, nói về cuộc đời chứng tá loan báo Tin Mừng của những người theo Chúa Giê su Ki Tô. Họ không chỉ rao giảng suông mà còn có những dấu lạ đi kèm, dấu lạ do chính Chúa ban cho những ai tin vào Chúa và chịu phép rửa nhân Danh Ngài. Thánh sử Marco đã cho ta hiểu rõ qua đoạn Tin Mừng sau. Xin mời Bạn cùng đọc .
 Phúc ÂmMk 16:15-20.Thứ hai 25/4/2016 Kính Thánh Marco Thánh sử
5 Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.
16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.
17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.
18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."
19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.
20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.


Suy niệm :
Chúa ban uy quyền cho các môn đệ để những ai tin vào lời các ông rao giảng: sẽ có hiệu quả và hứa với những người rao giảng: "Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ:
(1) Khai trừ quỷ: Phaolô truyền cho quỉ xuất khỏi người đầy tớ tại Philippi (Acts 16:18)
(2) Nói được những tiếng mới lạ: Các Tông-đồ nói tiếng của thổ dân trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Acts 2:1-11)

(3) Tránh được nguy hiểm: "Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao."
(4) Chữa lành: "Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ." Điều này đã được làm bởi Phêrô, Phaolô, và rất nhiều môn đệ.
"Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng."

Tâm tình
Lạy Chúa Giê su, trung thành theo Chúa đến cùng không phải là điều dễ dàng, , vì con phải đương đầu với ba kẻ thù : ma quỷ, thế gian, xác thịt. Giữa một thế giới chỉ biết sống hưởng thụ, làm gì cũng dòi mắt thấy tai nghe thì mới tin, mới công nhận....
. Xin cho con được vững mạnh nhờ Lời Chúa soi sáng, và xin hướng dẫn để con biết rao giảng Lời Chúa cách mới mẻ cho mọi người tin theo Chúa. Amen


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Yêu như Thầy



Hãy yêu thương mọi người như chính mình

Hôm nay, Giáo hội mừng Đại lễ Phục Sinh - ngày Chúa Giêsu sống lại, là ngày lễ trọng nhất trong năm. Trong niềm vui hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, đoàn thiếu nhi giáo xứ Liên Thủy, cách riêng là bản thân em được cùng với các dì, các em thiếu nhi đến với các gia đình nghèo khổ và những người cô đơn, đau ốm trong toàn giáo xứ để chia sẻ niềm vui Phục Sinh và trao cho họ những món quà nhỏ. Đối với việc đến thăm người nghèo khổ, đau yếu, ta hay coi thường và cho rằng đó là việc thừa, không cần thiết. Tôi cũng đã từng có suy nghĩ như vậy. Khi được Ban Giáo lý gọi đi đến với những người neo đơn, đau ốm, tôi đã dửng dưng và dường như không muốn đi. Nhưng quả thật chỉ được trải nghiệm, trực tiếp đến với họ, tôi mới hiểu được ý nghĩa và niềm vui mà công việc tưởng chừng vô nghĩa này đem lại. Tôi khi bắt đầu đi vốn đã nghĩ chỉ là tham gia cho có lệ, có mặt nhưng khi được đến với các gia đình tôi đã hoàn toàn nghĩ khác. Những gì tôi bắt gặp là hình ảnh những cụ già đang trong cơn đau đớn của bệnh tật, trong sự cô đơn giữa ngôi nhà im ắng, quạnh hiu. Thế mà, đoàn đến thăm, ngôi nhà nhộn nhịp hẳn và bệnh tật hình như biến đi đâu mất chỉ còn lại trong gian phòng, trên gương mặt các cụ là tiếng vui cười, những nụ cười rạng rỡ.
Nhìn mọi người trò chuyện, tay bắt mặt mừng tôi cảm nhận dường như không còn khoảng cách nào giữa mọi người nữa. Họ như những người thân, những người hàng xóm đến với nhau để chia sẻ, cảm thông, hiểu nhau hơn. Thật ấm áp biết bao tình nhân loại! Tôi chợt thấy mình thật đáng trách. Những con người ấy, họ không hề sống đâu xa xôi, họ ở rất gần thế nhưng tôi chưa một lần để ý, quan tâm hay thăm hỏi họ. Phải chăng chúng ta đã quá vô tâm? Chỉ cần dành một chút thời gian đến với họ cùng trò chuyện - một nghĩa cử giản dị ấy thôi, nhưng ta đã có thể giúp người khác cảm thấy tốt hơn, quên đi những thiệt thòi trong cuộc sống, đau đớn của bệnh tật. Vậy mà tôi chưa bao giờ làm được!

Hơn thế, mặc cho bệnh tật đau đớn, sống cô đơn nhưng tôi vẫn thấy được niềm tin, niềm vui phó thác vào Chúa. Họ không than vãn hay kêu ca gì nhưng bằng thái độ vâng phục, đón nhận. Tôi tự nghĩ lại mình. Đôi khi trong cuộc sống gặp một chút khó khăn, bất hạnh hơn người khác, ta đã than thân, trách đời buồn đời. Nhưng liệu rằng những khó khăn này đã bằng một phần những gì mà những con người ấy đang phải trải qua ? Họ đã giúp tôi nhận ra bản thân để có được thái độ, suy nghĩ đúng đắn hơn về cuộc sống, cách riêng là đời sống đức tin. Đó là thái độ vâng phục, phó thác, đón nhận và tin tưởng vào Chúa cùng niềm hạnh phúc khi biết quan tâm người khác. Đi tới các gia đình, ai ai cũng mệt mỏi nhưng nó đã không là vấn đề khi niềm vui mà chúng tôi mang đến lớn lao hơn nhiều, xua tan đi cái mệt mỏi, chán chường ấy. Không chỉ là bản thân họ thấy vui nhưng cả chúng tôi nữa là những người đến thăm càng cảm nghiệm rõ hơn niềm hạnh phúc của sự cho đi - cho đi sự quan tâm, sẻ chia, đồng cảm với họ. Sẽ chẳng còn gì vui hơn khi được trao tặng tới họ những món quà nhỏ là tấm lòng, là thành quả của sự hi sinh trong những ngày cùng thiếu nhi đi xin ve chai các gia đình. Ít nhất món quà ấy là nỗ lực, công sức ta bỏ ra để có được. Vì thế, niềm vui dường như được tăng thêm gấp bội khi tận tay trao tới họ món quà ý nghĩa này.

Sau buổi làm việc bác ái hôm nay, tôi đã cảm nghiệm và học hỏi được rất nhiều điều. Tôi hi vọng những cống việc bác ái như thế này sẽ được gìn giữ và tiếp tục diễn ra nhiều hơn, nhất là trong giới thiếu nhi. Bởi lẽ, hành động ấy đã dạy cho ta một thái độ sống đúng đắn, hợp với thánh ý Chúa. Đó là biết sống cho đi, biết quan tâm tới mọi người xung quanh. Nhất là ngày nay khi con người sống mà sợ rằng tình yêu thương của mình cho đi sẽ không được nhận lại hay cho nhầm chỗ. Những mưu cầu tính toán ích kỉ đã che lấp đi cái nhìn thiện cảm, không nhận ra nhiều tốt đẹp của sự cho đi. Giá như mỗi người chúng ta sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng cho đi tình thương như lúc ta cần sự chia sẻ và tình thương ấy. "Dẫu biết rằng ngọn lửa nào rồi cũng có lúc tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa trong trái tim bạn sưởi ấm đến khi còn có thể".

Maria Đỗ Thị Thúy Lan,
Thiếu nhi Thánh Thể Liên Thủy -


Xin hãy yêu thương vô điều kiện, vì tất cả rồi cũng qua đi, chỉ còn tình người ở lại.

Hãy mở rộng tâm lượng, để không chỉ yêu những tài năng, mà hãy yêu cả những yếu kém; không chỉ yêu những thành tựu, mà hãy yêu cả những lỗi lầm. Lúc đó ta sẽ thấy điều gì thật sự là hoàn hảo, điều gì thật sự là còn mãi.
Trong một lần đi tàu điện ngầm, tôi ngồi cạnh một anh thanh niên có dấu hiệu của bệnh thần kinh nhẹ. Tàu đang chuyển động thì gặp sự cố và phải dừng lại. Điều này khiến anh thanh niên lo lắng. Anh ta bắt đầu đứng lên đi lại xung quanh chỗ ngồi và gõ gõ lên các ô cửa. Thấy không có gì thay đổi, anh ngồi xuống và hỏi một người phụ nữ đang đọc sách vì sao tàu dừng lại.
“Vì tàu gặp sự cố”, người phụ nữ đáp. “Khi nào thì tàu hết sự cố?”, anh thanh niên lại hỏi. Người phụ nữ, sau khi đã gập cuốn sách lại, mỉm cười trả lời rằng chỉ một vài phút nữa sự cố sẽ được khắc phục và tàu sẽ đi tiếp. Anh ta lại tiếp tục hỏi ai là người khắc phục sự cố, vì sao tàu lại gặp sự cố, sự cố có nghiêm trọng không…
Người phụ nữ từ tốn trả lời từng câu hỏi của anh, một số câu bà nói bà không biết. Vài phút sau, tàu tiếp tục chạy. Đến ga đầu tiên ngay sau đó, chúng tôi đều xuống tàu và mỗi người đi một hướng. Tôi chạy theo người phụ nữ và hỏi bà có thấy phiền không khi phải kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của anh thanh niên kia. Bà nói với tôi, “Ồ, không phải chúng ta luôn cần một người để lắng nghe hay sao?”.
Thật là vậy. Chúng ta luôn cần một người để lắng nghe, để thấu hiểu, để chia sẻ, để tin tưởng, để yêu thương. Chúng ta luôn cần một người để làm thỏa mãn cái ngã của chính mình, ngẫm ra thật là ích kỷ mà cũng thật trần trụi, cô đơn. Bởi vậy mới nói, con người là một giống loài cô đơn. Người ta tự yêu bản thân mình chưa đủ, phải cần có một người để yêu mình nhiều hơn.
Có những người khi ta mới gặp, chưa từng giao tiếp, đã khiến ta cảm thấy vui vẻ, gần gũi, thân thiết. Những người này là những người có tâm lượng rộng lớn. Hai chữ tâm lượng ở đây là nói đến sự bao dung, độ lượng của tâm hồn. “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” là ý nói tấm lòng ôm trọn cả hư không, bao trùm cả vũ trụ. Chính vì tâm lượng rộng lớn như vậy, nên khi đối diện, ta có cảm giác được vỗ về, an ủi, thoải mái, vì tâm lượng rộng lớn kia đã bao trùm tâm lượng nhỏ bé của ta.
Thầy tôi dạy, tâm lượng giống như vật dụng để đựng. Ví như có một cơn mưa, người có tâm lượng lớn như có vật đựng lớn, có thể chứa được nhiều nước. Nếu muốn chứa nhiều nước mưa, hẳn là không thể dùng vật đựng nhỏ. Đó là lý do vì sao cần phải mở rộng tâm lượng, để bao chứa tất cả, đón nhận tất cả, dung hòa tất cả.
Khi ta nói “tôi yêu người”, có bao nhiêu phần chắc chắn rằng ta yêu tất cả những gì thuộc về người? Thường thì khi yêu, người ta chỉ “yêu” những mặt tích cực của đối phương mà bỏ qua những khuyết điểm, thiếu sót. Người đẹp, người tài, người giỏi thì hẳn là ai cũng yêu, nhưng như vậy thì tâm lượng nhỏ quá.
Vì vậy, xin hãy mở rộng tâm lượng, để không chỉ yêu những tài năng, mà hãy yêu cả những yếu kém; không chỉ yêu những thành tựu, mà hãy yêu cả những lỗi lầm. Lúc đó ta sẽ thấy điều gì thật sự là hoàn hảo, điều gì thật sự là còn mãi.

Xin hãy yêu thương vô điều kiện, vì tất cả rồi cũng qua đi, chỉ còn tình người ở lại.
St by luu.vn


Hai câu chuyện trên đây tuy khác nhau, nhưng tác giả đã để lại những bài học về tình yêu anh chị em đồng loại, không phân biệt màu da, giai cấp, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, người bị bệnh hay người khỏe mạnh. Yêu thương và tôn trọng mọi người như lời kêu mời của Chúa Giê su : Yêu như Thầy đã yêu. Cũng có nghĩa là chết cho người mình yêu... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau :
Phúc ÂmJn 13:31-33a, 34-35.Chúa Nhật 24/4/2016 Tuần V PS
31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người.
32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do-thái: "Nơi tôi đi, các người không thể đến được", bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy.
34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau." 



Suy niệm :
Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ:
(1) Cách vô vị lợi: Khi con người yêu thương, họ luôn trông tìm được gì nơi người họ yêu; khó lòng có thể kiếm được một người yêu thương người khác cách vô vị lợi. Khi Chúa Giêsu yêu thương các môn đệ, Ngài không trông mong được hưởng gì nơi các ông, nhưng hoàn toàn cho đi.

(2) Cách hiểu biết: Khi mới gặp hay chỉ ở với nhau vài lần, con người thường dễ che đậy tật xấu và khuyết điểm của mình; nhưng khi đã ở với nhau lâu, mọi tật xấu và khuyết điểm bắt đầu lộ ra. Chúa Giêsu đã biết rõ tính tốt cũng như tật xấu của các môn đệ; tuy vậy, Ngài vẫn chấp nhận, hy sinh và yêu thương các ông.

(3) Cách trung thành đến cùng: Con người dễ ngừng yêu thương khi đối tượng không còn đáng yêu nữa; nhất là còn phản bội người đã yêu thương lo lắng cho mình. Chúa Giêsu yêu thương các môn đệ đến cùng cho dẫu các ông đã phản bội Ngài. Chúa luôn đi bước trước, Ngài tìm đến với các ông khi Ngài sống lại.

Tâm tình:
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã cho con dấu chỉ để được làm môn đệ Chúa như xưa Chúa đã trăn trối cho các môn đệ giới răn duy nhất là :“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”Lạy Chúa, xin cho con biết xả thân vì anh em, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu không ngại thương tích, biết hy sinh vì người khác mà không mong chờ đáp lại

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Trở thành bản sao




Người cha.
Thầy giáo giỏi chưa chắc đã phải là thầy giáo tốt
Mà thầy giáo tốt thì cũng không có nghĩa sẽ giỏi.
Thầy giáo giỏi có thể khiến cho người ta ngưỡng mộ, mà chưa chắc đã làm cho người ta nể phục.
Thầy giáo tốt có thể không làm cho người ta ngưỡng mộ, nhưng sẽ làm cho người khác hoàn toàn nể phục.
Tôi có một người thầy giáo tốt như thế. Thầy dạy không hay, còn có chút nhàm chán, nhưng tâm huyết và tình yêu dạy học, tình yêu với môn Lý của thầy lại có thể làm cho người ta rung động.
         Thầy là một thầy giáo lớn tuổi có tâm. Tôi không nói về việc thầy dạy hay có tâm thế nào, vì căn bản dù có cố tôi cũng khó có thể hiểu được hoàn toàn và yêu thích được bài giảng của thầy – đây là một vấn đề hoàn toàn khác.
Tôi sẽ nói về một phút giây mà giọng nói vốn đều đều nhàm chán của thầy bỗng dưng mang đựng cảm xúc đến mức có thể khiến tôi ngay sau đó và mỗi lúc nhớ lại đều trực trào nước mắt.
         Tôi không khóc vì thầy là một thầy giáo tốt. Tôi khóc vì thầy là một người cha.
Hôm đó là một ngày sau Tết, và tiết Vật Lý mở cửa đầu năm làm tôi uể oải cả người.
Thầy bước vào lớp, vẫn như thầy đã và sẽ làm cả chục lần, và tôi biết thầy vẫn sẽ như thế, nên chúng tôi chẳng mảy may để ý gì đến sự khác thường trong khuôn mặt vẫn luôn mang nét cười hiền và một chút tinh nghịch của thầy (Thầy vẫn có điệu cười hi hi rất nghịch ngợm ngay cả khi đầu và tuổi của thầy đều đã ngả đến hơn nửa màu).
Là một bài giảng với chất giọng có chút buồn ngủ như thầy đã tự nhận xét, về máy phát điện. Như thường xuyên, thầy rất hứng thú khi nói về những công cụ điện hữu ích thường thấy trong gia đình, so sánh về cách giáo dục đầy cổ hủ của Việt Nam với những đất nước mà thầy đã đi qua, hoặc thầy đã nghe kể – hầu hết bọn học sinh chúng tôi đều rất hứng thú với “phần” ấy. Và tôi cũng vậy.
Lớp học không hẳn im lặng, vì thầy hiền mà, chúng tôi đôi khi thoải mái quá trớn. Thầy nói về những điều thật thú vị ở Úc, về việc du học của Việt Nam, và thầy nói,
        “Mùng 2 vừa rồi thầy cũng vừa tiễn con gái đi du học ở Úc.”
         Chắc chắn không phải do tôi tưởng tượng, giọng thầy lúc ấy bỗng run lên, cảm giác như thầy sắp bật khóc đến nơi. Bọn tôi đều biết thầy là một người rất thương con gái, tôi cũng biết nỗi niềm của người cha ra sao khi phải tiễn con gái đến một nơi thật xa lạ và chẳng có ai là thân thích, nhưng giây phút mà chất giọng đều đều buồn ngủ của người thầy ấy vang lên khi nói về con gái, cảm giác trong tôi như một làn sóng cảm xúc mãnh liệt ập vào người, nhấn chìm tôi đến nghẹt thở trong tình yêu cha con và nỗi nhớ, nỗi thương con gái ấy.
            Và trong vô thức, tôi nhớ đến ba mình, nhớ đến đôi mắt buồn và gương mặt hiền lành của ba, người mà lũ bạn tôi đều gật đầu nhất chí là rất giống thầy, nhớ đến cái tình thương đầy chiều chuộng mà ba dành cho tôi – tình cảm mà ông không biết phải làm cách nào để có thể diễn tả, nhớ đến nỗi đau đớn của cuộc đời ba mà ba đã chôn giấu trong lòng suốt bao lâu nay.
          Cúi gằm mặt xuống nhằm giấu đi cơn xúc động đến đỏ mắt của mình, giấu đi ai hàng nước mắt đã sớm lăn dài của mình, tôi nghe giọng thầy đang cố gắng đóng cửa lại cả biển cảm xúc bằng cách cố gắng lao đầu vào bài giảng, nghe giọng thầy đang áp chế cơn run và trở lại đều đều nhàn nhạt…
           Trong một phút giây nào đấy, tôi nhớ đến một tôi be bé đang lớn lên, một tôi của tuổi dậy thì bắt đầu xa lánh ba mình, một tôi của sự hiểu lầm trách móc và khó chịu với ba, còn nhớ đến ba đã thương yêu chiều chuộng tôi thế nào hồi bé, nhớ đến ba tôi ôm con gái bé bỏng thể hiện tình yêu của ông với chúng tôi, nhớ đến ba của một chiều đi bơi về đã nói, “Nếu có sóng thần và có một cái phao duy nhất, ba mẹ sẽ nhường cái phao ấy cho con”.
           Tình yêu của một người cha là như vậy đấy, luôn mãnh liệt mà lại thật không tự nhiên và ngốc nghếch khi đứng trước những đứa con cái đang dần trưởng thành. Họ yêu con mình mà lại không biết làm sao để cho chúng hiểu, luôn nghĩ cách bảo bọc và cung cấp cho con mình một điểm tựa vững chắc nhất, luôn chuẩn bị cho con của mình những gì tốt đẹp nhất, nhưng chỉ đơn giản là những ông bố ấy lại chẳng thể diễn đạt ra theo cái cách thật tình cảm và dịu dàng như của mẹ, sự thẳng thắn và tình cảm luống cuống ấy làm lời nhắc nhở của họ khiến con cái nghe chẳng thể lọt tai.

Nhưng dù vậy, bất kì đứa con nào cũng nên biết, nên hiểu, rằng họ là những ông bố kém diễn đạt, rằng đằng sau những câu nói cứng nhắc và khó nghe ấy, đằng sau những khuôn mặt đã sớm phai nhòa màu tháng năm ấy, là một câu nói mà họ luôn ngại ngùng không chịu nói, “Cha thương con.”

Hà Nội, 14/03/2015 viết lại cảm xúc của 02/03/2015


Câu chuyện trên đây nói lên tình cảm giữa Cha- Con thắm thiết và chan chứa không có gì sánh ví được, Cha hiểu con, dành cả cuộc đời và mạng sống mình cho đứa con thân yêu. Có thể nói người Cha đã hóa thân  mình vì con, cho con, để ai thấy con là thấy Cha và ngược lại tìm thấy hình ảnh Cha nơi người con... Đó là lời Chúa Giê su đã nói trong đoạn Tin Mừng sau, để bất cứ ai tin vào Ngài, sẽ được cứu độ. Mời Bạn cùng đọc :
Phúc ÂmJn 14:7-14.Thứ bẩy 23/4/2016 Tuần 4 PS
7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người."
8 Ông Phi-líp-phê nói: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện."
9 Đức Giê-su trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: "Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha"?
10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.
11 Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.
12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.
13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.



Suy niệm :
Khi nói như thế, Đức Giêsu muốn dạy cho các Tông đồ một bài học về sự kết hiệp. Không kết hiệp với Ngài như Cha và con thì không thể làm được việc gì. Nhưng nếu kết hiệp với Ngài thì sẽ làm được mọi chuyện như chính Ngài đã làm và có khi còn hơn thế nữa... Khuôn mẫu của sự kết hợp chính là giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa Cha. Người môn đệ khi ra đi loan báo Tin Mừng cũng vậy! Phải kết hợp chặt chẽ với Chúa như cành liền cây. Có thế, chúng ta mới trở thành người mang Tin Mừng cho anh chị em mình. Không có điều này, chúng ta sẽ chỉ làm những chuyện mà chúng ta thích chứ không phải là Thiên Chúa muốn! Và theo lẽ đương nhiên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì vì chúng ta đã không nhân danh Đức Giêsu mà xin với Thiên Chúa. Chính vì điều này, mà chúng ta thấy nhiều sứ giả của Chúa bị thất bại, gãy cánh...

Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã dạy con bài học là thấy Chúa là thấy Chúa Cha.Xin cho chúng con biết sống sự hiệp thông chặt chẽ với Chúa hằng ngày để con cảm nghiệm được tình Chúa yêu con tha thiết, mặc dù con tội lỗi bất xứng, nhưng tình yêu của Chúa dành cho con hơn cả tấm lòng của người Cha trần gian dành cho con mình, qua cái chết trên thập giá để cho con được sống được cứu độ. Xin cho con được trở thành chứng nhân chân thật nhờ biết gắn bó với Chúa. Amen.

Xin mời Bạn xem đoạn video rất này, rất hay...


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Chọn sống bất tử



Tôi đã tìm thấy niềm đam mê của mình như thế nào ?

...Khủng hoảng tuổi 20 của tôi xuất hiện khi tôi nhận ra rằng mình chuẩn bị… thất học.
          Đó là thời điểm tôi sắp tốt nghiệp đại học. Không còn phải đi học nữa, tôi lấy cái gì ra làm điều kiện đủ để đảm bảo mình đang đi đúng hướng đây?
       Đi học thì đơn giản hơn. Trường chuyên trong thành phố cũng chỉ có 2,3 cái. Thích học môn gì nhất thì chọn thi vào chuyên đó. Chọn đại thôi chứ học xong làm gì với nó thì đến lúc đó hẵng tính.
        Chuyện đi làm không đơn giản như thế. Có quá nhiều công ty để chọn. Chuyên ngành của tôi ở đại học lại là chuyên ngành theo kiểu… đi ra làm ngành gì cũng được (*). Có quá nhiều lựa chọn cũng là một vấn đề, và nhất là lựa chọn sai sẽ kéo theo những năm tháng tuổi trẻ quý giá của tôi đi vào phí hoài.
       Tôi biết mình cần tiền để lo cho bản thân, nhưng có thật nhiều tiền không phải là mục đích cuối cùng của tôi. Tôi có cần một công việc thật oách từ một công ty thật oách? Bố mẹ tôi chắc chắn sẽ thích điều này, nhưng đó dường như cũng không phải điều tôi tìm kiếm. Hay là tôi tìm một anh chàng nhà giàu đẹp trai để yêu, rồi cưới, rồi sinh vài đứa nhóc? Chỉ suy nghĩ về việc này thôi đã làm cho tôi thấy mệt, nói gì đến hào hứng, phấn khởi…
      Tôi như Xuân Diệu trong bài Vội vàng, nhận ra được mình đang ở cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời, và càng lo sợ là mình sẽ sống phí hoài nó. Tôi sẽ không có cơ hội ở cái tuổi 20 đầy lửa này lần thứ 2. Tôi phải làm gì để sống những năm tháng này có ý nghĩa nhất? Tôi phải làm gì để không chọn sai?
      Tôi thậm chí còn so sánh đời mình với cánh bèo trong bài hát Bèo dạt mây trôi, không biết rồi dòng nước có đẩy tôi ra biển lớn, hay tôi sẽ bị mắc kẹt ở kênh Nhiêu Lộc nhiều vật thể lạ?
        Giữa lúc cánh bèo, là tôi, đang trôi dạt vô định, tôi gặp được một người tên là Andy Crestodina.
        Tôi phỏng vấn Andy Crestodina cho một project của học kì cuối trước khi ra trường ở thành phố Chicago. Andy lúc này là Strategic Director cho một công ty thiết kết web có tiếng ở Chicago do chính ông thành lập hơn 10 năm trước. Nói ngắn gọn, Andy là một con người làm ăn bận rộn, còn tôi là một con bé sinh viên quèn không tên tuổi. Con bé sinh viên quèn email người làm ăn bận rộn xin phép phỏng vấn, và hoàn toàn bất ngờ khi ông đồng ý, thậm chí còn đồng ý tới 3 lần.
          Từ ngữ bình thường cũng không thể tả hết nổi về cách mà ông đã truyền cảm hứng cho tôi. Andy biết về digital marketing nhiều đến mức bất kì chủ đề nào tôi hỏi, ông có thể nói liên tục và hào hứng với hàng chục các ví dụ đi kèm. Ông nói về digital marketing trong hàng giờ liền với sự hào hứng ngập tràn trong ánh mắt. Không ai có thể không nhận ra rằng Andy yêu công việc của mình với cả trái tim.
       Khi tôi biết Andy giờ đã khoảng 40 tuổi, tôi nhớ mình đã tự hứa với bản thân: tôi muốn mình được giống như Andy khi 40 tuổi. Tôi muốn tìm một công việc mà tôi yêu, sống với nó 20 năm và vẫn có thể nói về nó với sự hào hứng của một đứa trẻ trong hàng giờ liền. Đó là cuộc sống mà tôi muốn có.
       Tôi vui sướng, lơ lửng như người bay trên mây với sự giác ngộ mới mẻ này. Tôi không biết điều gì đang chờ mình ở cuối con đường, nhưng tôi biết chính xác con đường mình cần đi là như thế nào.
       Con đường đấy rất đơn giản. Đó là có một đam mê, sống với nó, học mọi điều về nó và giữ nó cháy trong tim mình bằng mọi giá. Nếu tôi có thể làm như vậy trong 20 năm, thì một ngày nào đó tôi cũng sẽ như Andy bây giờ: 40 tuổi, tóc bạc, da đồi mồi, không giữ được vẻ ngoài như tôi đang có bây giờ, nhưng ngọn lửa đam mê bên trong thì vẫn sẽ còn đó!
       Tôi sẽ nói với sự hào hứng cho bất kì ai muốn nói chuyện với tôi, truyền cảm hứng cho họ theo đuổi đam mê và sống một cuộc sống có ý nghĩa theo cách mà Andy Crestodina đã truyền cảm hứng cho tôi.

Lời tự kể trên đây của một bạn trẻ cho ta biết, cô đã từng chán nản vì không biết chọn con đường nào để đi đến thành công, nhưng may mắn cô đã gặp được một vị uyên thâm truyền cảm hứng nghề nghiệp cho cô nên cô đã thành công ...Chúa Giê su đã kêu gọi mọi người đi theo Chúa, vì Chúa là đường đi, là nơi đến cuối cùng của đời người mà Chúa đã đi trước và dọn chỗ trước cho những kẻ tin theo Ngài. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau :
Phúc ÂmJn 14:1-6.Thứ sáu 22/4/2016 Tuần 4 PS
1 Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.
2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.
3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.
4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi."
5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? "
6 Đức Giê-su đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy."


Suy niệm :
Con người ham sống và sợ chết. Nếu phải đổi tất cả những gì con người có để khỏi phải chết và được sống muôn đời, họ sẽ sẵn sàng đổi; nhưng cái chết là một thực tại mà mọi người phải đương đầu với. Con người tự hỏi: Tại sao khát vọng sống ở trong con người mà cái chết luôn đeo đuổi họ? May mắn cho con người, Chúa Giêsu đến để cung cấp câu trả lời cho con người bằng cách cho mặc khải cho con người ý định của Thiên Chúa: Ngài dựng nên con người cho cuộc sống bất tử và có sẵn Kế Hoạch Cứu Độ để thực hiện điều này cho nhứng ai tin và đi theo Chúa như Chúa đã nói :
"Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.

Tâm tình :
Lạy Chúa Giêsu, Lời Chúa hôm nay dạy cho con phải vững tin vào Chúa. Sống và thi hành những gì Chúa dạy để được sự sống đời đời. Xin Chúa ban cho con được sống xứng đáng với ơn gọi cao quý, đó là được làm con Chúa. Xin cho con được sống bên Chúa khi đã hoàn thành sứ vụ trên trần gian, nơi mà chính Chúa ra đi trước để dọn chỗ cho con. Amen.