Bánh trường sinh
Matta Robin, người Pháp sinh năm 1902 là một phụ nữ trẻ đẹp và đạo đức. Năm 25 tuổi, Matta bị biến chứng dạ dày, ăn uống không được bình thường vì tiêu hoá không dễ dàng, mọi thực phẩm vừa nuốt vào, đều bị nôn ra ngoài. Cho nên Matta rất khổ sở. Sức khoẻ suy giảm, chị sống nhờ nước lã và bằng Thánh Thể Chúa suốt 51 năm (1930-1981), sống nhưng lại không dùng được thức ăn nào khác.
Hàng tuần, cứ đến ngày Thứ Năm, có Cha Linh Hướng mang Mình Thánh Chúa đến cho Chị rước lễ. Matta cho biết: khi Mình Thánh Chúa chưa đến, Chị cảm nhận nỗi đau nhức toàn thân, song khi rước Chúa vào lòng rồi, tự dưng một cảm xúc an bình thư thái ngập tràn trong người Chị.
Một ngày nọ, Cha Linh Hướng kẹt bận rộn Mục Vụ, không thể mang Mình Thánh Chúa đến cho Chị rước lễ. Ngài nhờ một linh mục khác thay thế Ngài cử hành nghi thức này. Khi đến phần rước lễ, tự dưng Mình Thánh Chúa bay vào miệng Matta Robin. Sau đó, Có lẽ do chịu nhiều đau khổ và chị luôn ý thức tham dự vào mầu nhiệm Thập giá với Đức Kitô, Thiên Chúa ban cho Chị đặc ân được mang 5 dấu thánh Chúa vào trong mình.
Mãi đến năm 1981, lúc chị 79 tuổi và sau 51 năm không ăn gì ngoài rước Mình Thánh Chúa và uống nước lã, Chị chính thức từ giã cõi đời trở về Nhà Cha trên trời trong bình an như một tôi tớ dù đau khổ nhưng luôn trung tín.
Gương sống thánh thiện của Chị - một đầy tớ tốt lành Chúa dùng, biểu thị cho nhân loại thấy rằng con người có thể sống lâu dài chỉ bằng Thánh Thể Chúa, lương thực cứu độ trường sinh, như Chúa Giêsu đã khẳng định: "Tôi là bánh trường sinh. Ai đến với Tôi sẽ không hề đói; ai tin vào Tôi sẽ không hề khát" (Ga 6, 35).
Trên đây là câu chuyện có thật kể về một người bệnh tật, không ăn uống gì trong suốt một thời gian dài. Chị chỉ sống bằng niềm tin, tin vào Chúa Giê su, sống và trông cậy vào một mình Chúa hiện diện trong bánh Thánh Thể. Chị đã trung tín đến hơi thở cuối cùng và là người không ngoan chọn Chúa là lương thực trường sinh. Chắc chắn phần thưởng to lớn Chúa đã dành cho Chị trên quê Trời. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau :
Phúc Âm: Jn 6:30-35.Thứ ba 12/4/2016 Tuần 3 PS
30 Họ lại hỏi: "Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây?31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời."
32 Đức Giê-su đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực,
33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian."
34 Họ liền nói: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy."
35 Đức Giê-su bảo họ: "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”
SUY NIỆM
Xóa đói giảm nghèo, giảm số trẻ em suy dinh dưỡng,nâng chiều cao của giới trẻ Việt Nam lên bằng các nước trong vùng,
đó là mối quan tâm của những người mang trách nhiệm,
vì sức khỏe thân xác cần thiết cho sự phát triển toàn diện con người.
Làm sao để con người lớn lên cân đối về mọi mặt,
đó là mục tiêu tối hậu của mọi công tác giáo dục.
Đức Giêsu đã làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám đông.
Ngài quan tâm đến nhu cầu của thân xác họ.
Nhưng Ngài cũng biết rằng không thể làm phép lạ như thế mãi.
Hơn nữa, phép lạ này chỉ giúp họ khỏi đói trong vài giờ,
và đây là cái đói của thân xác.
Phép lạ này dù lớn, nhưng chỉ nuôi được một đám đông vài ngàn người,
vẫn còn bao người trên thế giới cần được nuôi ăn.
Đức Giêsu mong nuôi được nhiều người hơn, nuôi được mọi người.
Không phải chỉ nuôi về thân xác, mà nhất là về tinh thần.
Không phải chỉ nuôi bằng thức ăn trần thế là bánh và cá,
mà nuôi bằng giáo huấn của mình, bằng chính con người mình.
Sau phép lạ bánh hóa nhiều, khi đám đông định tôn Đức Giêsu lên làm vua,
chắc họ đã nghĩ đến sự bảo đảm về mặt vật chất mà Ngài mang lại.
Lúc nào cũng có bánh ăn no nê,
đó là ước mơ của nhiều người nghèo thời ấy.
Nhưng Đức Giêsu đã từ chối đứng lên khởi nghĩa dành độc lập.
Ngài không phải là một Mêsia làm chính trị.
Bánh và cá mà Ngài giúp họ tạm thời vượt qua cơn đói
chỉ là thứ lương thực mau hư nát dành cho xác thân (c. 27).
Lương thực đó là dấu chỉ cho một thứ lương thực khác Ngài sắp ban.
Đó là lương thực thường tồn đem lại sự sống vĩnh cửu (c. 27).
Hẳn nhiên, lương thực sau này quan trọng hơn nhiều.
Theo Mẹ Têrêsa Calcutta, người nghèo hôm nay cần cơm bánh,
nhưng còn cần những thức ăn tinh thần khác nữa.
Cái đói của thân xác không cồn cào bằng cái đói tinh thần.
Con người đói công bằng và hạnh phúc, đói yêu thương và kính trọng.
Con người khát niềm vui và bình an, cảm thông và sự thật.
Trong nơi sâu thẳm, con người đói khát Ai đó để mình yêu mến tôn thờ.
Đức Giêsu mời ta hãy tin vào Ngài là Đấng được Thiên Chúa sai đến (c.29).
Hãy đến với Giêsu để bắt đầu được nếm thử tấm bánh của Ngài,
vì chính Ngài là Tình yêu, Sự thật và Bình an.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu,
có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm,
ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân,
và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện diện ấy lan tỏa khắp nơi,
để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
Nơi xóm nghèo mùa mưa nhớp nháp,
nơi lớp học tình thương lúc chiều tà,
nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm,
nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi quán bia đầu ngõ,
nơi các tiệm cho mướn băng video,
nơi tình yêu trong ngần của đôi bạn trẻ…
Nhưng lạy Chúa, trước hết,
xin cho đời con là một ngọn đèn,
xin cho chúng con là những ngọn đèn màu đỏ,
mời người ta dừng lại, trầm tư,
và gặp được Chúa.
có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm,
ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân,
và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện diện ấy lan tỏa khắp nơi,
để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
Nơi xóm nghèo mùa mưa nhớp nháp,
nơi lớp học tình thương lúc chiều tà,
nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm,
nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi quán bia đầu ngõ,
nơi các tiệm cho mướn băng video,
nơi tình yêu trong ngần của đôi bạn trẻ…
Nhưng lạy Chúa, trước hết,
xin cho đời con là một ngọn đèn,
xin cho chúng con là những ngọn đèn màu đỏ,
mời người ta dừng lại, trầm tư,
và gặp được Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét