Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Con đường có khúc cong...

Hình ảnh có liên quan

Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao những con đường dài không được làm thẳng mà thường có nhiều khúc cong?

Có một người bạn tôi là kĩ sư cầu đường có nói: "Đường dài mà cứ thẳng tắp thì người lái xe dễ bị ảo giác, nên khi thiết kế đường trường, người ta thường làm đường hơi cong để các bác tài tỉnh giác khi ngồi sau vô-lăng".
Và có lẽ điều đó cũng đúng trên đường đời. Nếu cuộc đời cứ thuận lợi mãi, việc gì cũng như ý, con người ta dễ rơi vào ảo giác về bản thân.

Đã sống trên đời, không có ai được toại nguyện hoàn toàn cả, ai cũng có một vài nỗi khổ, chỉ là có thể hiện ra hay không mà thôi.
Phải chăng, những khúc cong của cuộc đời, những khổ đau vấp ngã đã trở thành một cơ hội học hỏi, để tỉnh giác, trưởng thành và tiến bước xa hơn?
Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao những con đường dài không được làm thẳng mà thường có nhiều khúc cong?
Có một người bạn tôi là kĩ sư cầu đường có nói: "Đường dài mà cứ thẳng tắp thì người lái xe dễ bị ảo giác, nên khi thiết kế đường trường, người ta thường làm đường hơi cong để các bác tài tỉnh giác khi ngồi sau vô-lăng".
Và có lẽ điều đó cũng đúng trên đường đời. Nếu cuộc đời cứ thuận lợi mãi, việc gì cũng như ý, con người ta dễ rơi vào ảo giác về bản thân.

Đã sống trên đời, không có ai được toại nguyện hoàn toàn cả, ai cũng có một vài nỗi khổ, chỉ là có thể hiện ra hay không mà thôi.
Phải chăng, những khúc cong của cuộc đời, những khổ đau vấp ngã đã trở thành một cơ hội học hỏi, để tỉnh giác, trưởng thành và tiến bước xa hơn?

Thập giá tự nó là những trái ý, những hiểu lầm những cản trở trên cuộc sống của mỗi người. Nhưng đã là đường đời thì phải có muôn màu, muôn sắc, màu hy vọng thì cũng có thất vọng, màu bình an thì cũng có lúc sóng gió, màu hạnh phúc thì cũng có khổ đau...Nhưng với người theo chân Chúa Giê su thì được mời gọi đi con đường Thập gía, vì đường Thập giá mới dẫn đến vinh quang đời sau, mà Đời sau mới vĩnh cửu, còn đời này chỉ là "cõi tạm"mau qua mà thôi. Xin mời bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :

Thứ ba 20/3/2018 - Tuần 5 MC
Lời Chúa : Ga 8,21-30

(21) Ðức Giêsu lại nói với họ:"Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được". (22) Người Dothái mới nói: "Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói" 'Nơi tôi đi, các ông không thể đến được'?" (23) Người bảo họ: "Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. (24) Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.

Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi minh mà chết". (25) Họ liền hỏi Người: "Ông là ai?" Ðức Giêsu đáp: "Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. (26) Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Ðấng đã sai tôi là Ðấng chân thật; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói". (27) Họ không hiểu là Ðức Giêsu nói với họ về Chúa Cha. (28) Người bảo họ: "Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. (29) Ðấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người". (30) Khi Ðức Giêsu nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.

Thiên Chúa đã yêu thế gian thì Ngài yêu đến cùng. Tận cùng của tình yêu đó là việc Con Thiên Chúa chịu khổ nạn, chịu đóng đinh, chịu chết trên thập giá. Chỉ khi đi đến tận cùng đó, Đức Ki-tô mới tỏ mình ra là Đấng Hằng Hữu. Phúc âm kể lại đội binh hành quyết khi thấy “đất rung đá vỡ” và những việc kỳ diệu xảy ra lúc Đức Giê-su trút linh hồn, đã “rất đỗi sợ hãi và nói: “Ông này quả thật là Con Thiên Chúa”. Và rồi khi chứng kiến cảnh tượng Đức Ki-tô phục sinh, “lính canh khiếp sợ, run rẩy và hoá ra như chết” (Mt 28,4). Thần chết đã chết khi Đức Ki-tô được mai táng trong mồ, và sự sống mới được ban tặng cho nhân loại khi Ngài “trỗi dậy và ra khỏi mồ.” Qua cái chết này, Người đã tỏ mình ra là Đấng Hằng Hữu và không ai có quyền gì trên sự sống của Người (Mt 28,18).
Chúng ta thấy thánh giá được trưng bày không chỉ trong nhà thờ, bàn thờ gia đình người Công giáo… mà cả ở nghĩa trang. Điều đó như muốn nói thánh giá không phải là sự thất bại mà là sự chiến thắng của Đấng Hằng Hữu. Thánh giá cũng là dấu chỉ mời gọi người Ki-tô hữu xác tín hơn vào Đấng Hằng Hữu, đồng thời yêu mến thánh giá Chúa gởi đến cho mình, để mình được thông hiệp với Đấng Hằng Hữu.

Lạy Chúa Giê su,Xin cho chúng con tin tưởng nơi Chúa, kết hiệp với khổ giá của Chúa. Chúng con tin rằng chúng con được cứu độ không thể do công trạng của chúng con vì chúng con là kẻ tội lỗi, nhưng chính nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô. Amen

Không có nhận xét nào: