Tôi có người chú họ đã ngoài bảy mươi, gia cảnh chỉ đủ ăn, con cái cũng thế. Ông bị tai biến ba lần trong khoảng bốn năm. Lần thứ nhất tương đối nhẹ, chỉ hơi méo miệng, nói lắp, tay chân bên phải đều yếu, đi đứng phải chống gậy. Không lâu sau ông bị lần thứ hai, nặng hơn, nói ngọng và ngồi xe lăn. Lần thứ ba thì bán thân bất toại, nằm liệt giường, miệng ú ớ như người câm, đầu óc không còn tỉnh táo, khi nhớ khi quên. Nằm một chỗ trong thời gian dài, con dâu trong nhà lại chăm sóc không kỹ lưỡng, chu đáo nên phần lưng và mông của ông bị lở loét vừa hôi hám vừa hành hạ đau đớn, ông rên la suốt ngày. Khoảng ba bốn tháng trước khi mất, sự sống của ông như loài thực vật, thỉnh thoảng lại bị co giật, ai đến thăm cũng lắc đầu thương hại!
Một lần, ông chợt hồi sinh sau cơn co giật mạnh đến sùi bọt mép. Tôi cùng vài anh em họ đến thăm ông. Vợ chồng Liêm -con trai ông- rước thầy về tụng kinh cầu an và bày bàn hương án ngoài sân đủ cả hương đăng trà quả ngày đêm khấn vái nguyện cầu. Thấy vậy, anh tư Bính hạ giọng nói nhỏ với chúng tôi:
-Đã đến nước nầy rồi còn bày vẽ chi cho tốn tiền, họ đâu phải tụng không?
-Sống phải cho ra sống chứ sống như thế nầy thì chết còn sướng hơn? Anh Sáu Canh phụ họa.
Cô hai Quí tặc lưỡi, than:
-Đau chân hả miệng! Tội nghiệp! Giày dép còn có số, chưa tới số làm sao chết được?
Tôi mỉm cười và nói theo quán tính:
-Số mạng gì ở đây? Tại cái nghiệp của ổng chưa hết đó thôi?
Vừa lúc đó thằng Liêm bước tới sau lưng tôi, ngồi xuống ghế, đưa mắt nhìn tôi với vẻ bực bội, hỏi:
-Anh nói cái gì nói lại nghe coi?
Biết mình sơ ý nhưng lỡ lời rồi làm sao rút lại được, cũng không thể chối quanh nên buộc lòng phải lặp lại những gì đã nói theo yêu cầu của Liêm. Nó hằn học, hỏi tôi:
-Như vậy là anh nói ba tui làm nhiều việc ác nên mới bị quả báo?
-Tôi không có ý đó, xin chú đừng hiểu lầm?
-Hiểu lầm! Liêm gằn giọng. Anh làm như tui là con nít không bằng?
Không chỉ tôi mà cả mấy anh em có mặt đều biết khá rõ về cuộc sống của ông chú và các con của ông ấy nhưng tôi thật tình không có ý đó, cũng không phân bua mà chân thành xin lỗi Liêm. Các anh em cũng cùng khuyên giải nó. Tôi biết nó hiểu lời tôi nhưng vẫn cố chấp. Tại sao nó bắt lỗi tôi mà không bắt lỗi cô hai Quí? Tôi xin giải thích ngắn gọn như sau:
Số mạng là quan điểm xuất phát từ đạo Khổng, đạo Lão. Theo đó thì thân phận con người sống lâu hay chết yểu cùng họa hay phước và tất cả những thứ khác nữa liên quan đến họ đều do ông trời sắp đặt, định sẳn, không thể thay đổi, cãi lại được. Nói dễ hiểu hơn là số mạng như cái khuôn làm bánh, cái khuôn như thế nào thì cái bánh như thế ấy không thể khác được. Quan điểm đó đã ăn sâu vào tận xương tủy của mọi người suốt mấy ngàn năm nay nên bất cứ ai cũng đều tin như thế. Mọi chuyện giàu nghèo, sang hèn, tốt xấu, hay dở, thành bại trong cuộc sống đều do…ý trời định hết! Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du viết:
Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới đựơc phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào.
Còn nghiệp là một trong những khái niệm quan trọng của triết học Ấn Độ cổ đại, có nghĩa là hành động, là sự tác động qua lại của sự vật và biến cố trong vũ trụ. Phật Thích Ca đã phát hiện nó cũng là mối liên hệ động lực của con người nên Ngài từ bỏ ý nghĩa truyền thống ban đầu, đưa nó xuống bình diện con người và giảng giải lại một cách mới mẻ, năng động và trực tiếp mang tính tâm lý. Từ đó nghiệp có nghĩa mới là ý nghĩ, lời nói, việc làm của con người hay còn gọi là ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp. Nghiệp tạo ra nhân, nhân sinh ra quả tạo thành chuỗi mắc xích nhân quả vô tận trong cuộc sống con người. Nghiệp có thiện có ác, nghiệp thiện sanh ra nhân quả thiện, nghiệp ác sanh ra nhân quả ác.
Sự việc xảy ra tuy nhỏ nhưng đã dạy tôi bài học lớn về đối nhân xử thế. Tôi sẽ dè dặt, cẩn thận hơn đối với từng đối tượng và từng trường hợp tương tự dù cho những lời tôi nói là sự thật một trăm phần trăm. Muốn biết nhân trước của mình, hãy nhìn vào sự hưởng thụ hôm nay; muốn biết quả sau của mình, hãy nhìn vào việc mình làm hiện tại.
Có những sự thật hiển nhiên sờ sờ ra đó nhưng không ai dám lên tiếng, chẳng ai bênh vực... Vì có những người không dám nhận sự thật, người ta tránh né hết sức có thể để cho êm đẹp. Đối với Chúa Giê su, Người dám nói sự thật mặc dù biết sẽ bị người ta ghét bỏ, lăng nhục, thóa mạ, sỉ vả và chịu bản án đóng đinh đầy bất công ! ... Cho đến nỗi chết cho sự thật. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :
Một lần, ông chợt hồi sinh sau cơn co giật mạnh đến sùi bọt mép. Tôi cùng vài anh em họ đến thăm ông. Vợ chồng Liêm -con trai ông- rước thầy về tụng kinh cầu an và bày bàn hương án ngoài sân đủ cả hương đăng trà quả ngày đêm khấn vái nguyện cầu. Thấy vậy, anh tư Bính hạ giọng nói nhỏ với chúng tôi:
-Đã đến nước nầy rồi còn bày vẽ chi cho tốn tiền, họ đâu phải tụng không?
-Sống phải cho ra sống chứ sống như thế nầy thì chết còn sướng hơn? Anh Sáu Canh phụ họa.
Cô hai Quí tặc lưỡi, than:
-Đau chân hả miệng! Tội nghiệp! Giày dép còn có số, chưa tới số làm sao chết được?
Tôi mỉm cười và nói theo quán tính:
-Số mạng gì ở đây? Tại cái nghiệp của ổng chưa hết đó thôi?
Vừa lúc đó thằng Liêm bước tới sau lưng tôi, ngồi xuống ghế, đưa mắt nhìn tôi với vẻ bực bội, hỏi:
-Anh nói cái gì nói lại nghe coi?
Biết mình sơ ý nhưng lỡ lời rồi làm sao rút lại được, cũng không thể chối quanh nên buộc lòng phải lặp lại những gì đã nói theo yêu cầu của Liêm. Nó hằn học, hỏi tôi:
-Như vậy là anh nói ba tui làm nhiều việc ác nên mới bị quả báo?
-Tôi không có ý đó, xin chú đừng hiểu lầm?
-Hiểu lầm! Liêm gằn giọng. Anh làm như tui là con nít không bằng?
Không chỉ tôi mà cả mấy anh em có mặt đều biết khá rõ về cuộc sống của ông chú và các con của ông ấy nhưng tôi thật tình không có ý đó, cũng không phân bua mà chân thành xin lỗi Liêm. Các anh em cũng cùng khuyên giải nó. Tôi biết nó hiểu lời tôi nhưng vẫn cố chấp. Tại sao nó bắt lỗi tôi mà không bắt lỗi cô hai Quí? Tôi xin giải thích ngắn gọn như sau:
Số mạng là quan điểm xuất phát từ đạo Khổng, đạo Lão. Theo đó thì thân phận con người sống lâu hay chết yểu cùng họa hay phước và tất cả những thứ khác nữa liên quan đến họ đều do ông trời sắp đặt, định sẳn, không thể thay đổi, cãi lại được. Nói dễ hiểu hơn là số mạng như cái khuôn làm bánh, cái khuôn như thế nào thì cái bánh như thế ấy không thể khác được. Quan điểm đó đã ăn sâu vào tận xương tủy của mọi người suốt mấy ngàn năm nay nên bất cứ ai cũng đều tin như thế. Mọi chuyện giàu nghèo, sang hèn, tốt xấu, hay dở, thành bại trong cuộc sống đều do…ý trời định hết! Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du viết:
Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới đựơc phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào.
Còn nghiệp là một trong những khái niệm quan trọng của triết học Ấn Độ cổ đại, có nghĩa là hành động, là sự tác động qua lại của sự vật và biến cố trong vũ trụ. Phật Thích Ca đã phát hiện nó cũng là mối liên hệ động lực của con người nên Ngài từ bỏ ý nghĩa truyền thống ban đầu, đưa nó xuống bình diện con người và giảng giải lại một cách mới mẻ, năng động và trực tiếp mang tính tâm lý. Từ đó nghiệp có nghĩa mới là ý nghĩ, lời nói, việc làm của con người hay còn gọi là ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp. Nghiệp tạo ra nhân, nhân sinh ra quả tạo thành chuỗi mắc xích nhân quả vô tận trong cuộc sống con người. Nghiệp có thiện có ác, nghiệp thiện sanh ra nhân quả thiện, nghiệp ác sanh ra nhân quả ác.
Sự việc xảy ra tuy nhỏ nhưng đã dạy tôi bài học lớn về đối nhân xử thế. Tôi sẽ dè dặt, cẩn thận hơn đối với từng đối tượng và từng trường hợp tương tự dù cho những lời tôi nói là sự thật một trăm phần trăm. Muốn biết nhân trước của mình, hãy nhìn vào sự hưởng thụ hôm nay; muốn biết quả sau của mình, hãy nhìn vào việc mình làm hiện tại.
Có những sự thật hiển nhiên sờ sờ ra đó nhưng không ai dám lên tiếng, chẳng ai bênh vực... Vì có những người không dám nhận sự thật, người ta tránh né hết sức có thể để cho êm đẹp. Đối với Chúa Giê su, Người dám nói sự thật mặc dù biết sẽ bị người ta ghét bỏ, lăng nhục, thóa mạ, sỉ vả và chịu bản án đóng đinh đầy bất công ! ... Cho đến nỗi chết cho sự thật. Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :
Thứ sáu 16/3/2018 - Tuần 4 MC
Lời Chúa : Ga 7,1-2.10.25-30
1 Sau đó, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê; thật vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết Người. 2 Lễ Lều của người Do-thái gần tới, 10 khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật. 25 Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: "Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? 26 Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô? 27 Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả." 28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng: "Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. 29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi." 30 Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.
Suy niệm :
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại cuộc xung đột của người Biệt phái đối với Chúa Giêsu và sẽ đưa Người tới cái chết bi thảm. Người Do Thái, đặc biệt là các kinh sư và người Pharisêu khoanh vùng và đóng khung những thông tin về Chúa Giêsu: tên tuổi, quê quán, cha mẹ và anh em họ hàng.
Từ sự hiểu biết được đóng khung ấy, họ kết luận: Ông Giêsu Nagiaret này không thể là Đấng Kitô được. Nhưng nếu họ mở to đôi mắt và mở rộng cõi lòng để nhìn nhận những việc mà Chúa Giêsu đã thực hiện, thì họ sẽ phải thay đổi ý kiến để nhận ra rằng Đấng Mêsia mà họ đang trông đợi, thì không ai biết Người xuất thân từ đâu cả nếu Người đến, hoặc Người sẽ ngự đến từ đám mây trên bầu trời theo Danien 7,13. Mặc dầu Chúa Giêsu đã biểu lộ những dấu chỉ rất rõ ràng, ấn tượng; Người giảng dạy bởi quyền năng và bởi sự thông hiểu Thánh Kinh, đến nỗi người ta quá đỗi sửng sốt và không thể hiểu tại sao thế được, bởi Người chỉ là con của bác thợ mộc tầm thường. Còn Đấng Mêsia mà họ trông chờ phải là một Đấng mạnh mẽ hơn, quyền lực hơn, Đấng đó sẽ dẹp tan quân thù, và phá tan những kẻ chống lại dân Ítraen.
Ý kiến về con người Đức Ki-tô ngày nay cũng không khác gì người đương thời. Nhiều cuốn sách đã viết về Đức Ki-tô và đã xé nát hình ảnh đích thật của Người. Tư tưởng mong chờ của chúng ta đôi khi cũng không khác gì tư tưởng của dân Do thái xưa. Chúng ta mong muốn Thiên Chúa phải biểu lộ ý muốn của Người cách mạnh mẽ hơn. Tại sao Người lại im lặng trước những bất công xảy ra trên trái đất? Chúng ta có thể tin vào Thiên Chúa, Đấng quyền năng, như thế nào khi chúng ta đối diện với qúa nhiều vấn đề, càng ngày càng gay gắt trong cuộc sống chúng ta?
Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su đấng tự do nộp mình để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi, giúp chúng ta can đảm nộp những yếu đuối, những tội lỗi của mình một cách tự do cho Người. Để nhờ Thần Khí của Người, chúng ta cùng được vinh quang với Người trong mầu nhiệm tử nạn và phục sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét