Cho đến cuối đời, Pablo Osvaldo có lẽ sẽ không bao giờ quên được giây phút ấy, giây phút khẳng định cuộc đời anh đã thay đổi kể từ ngày đến Roma, dù bàn thắng từ cú móc bóng tuyệt đẹp không được công nhận, như một sự khước từ phũ phàng của số phận cho những nỗ lực anh đã và đang làm.
Pablo Osvaldo bay lên và tung ra cú
móc như một nhát kéo cắt ngang trời. Bóng bay thẳng vào lưới Lecce, và anh, khi đứng dậy chuẩn bị ăn mừng pha lập công tuyệt đẹp ấy, đã tin rằng bàn thắng của mình là tuyệt phẩm. Khoảnh khắc kỳ diệu ấy cũng đã chỉ lóe lên trong đời của không nhiều ngôi sao lớn, những huyền thoại thực sự của bóng đá thế giới. Từ Piola đến Meazza. Từ Pele qua Maradona, Van Basten và Baggio, Zico và Ronaldinho, Riva và Del Piero. Trong khoảnh khắc kỳ diệu ấy, Osvaldo - người được báo chí Italia viết là một cầu thủ thuộc dạng “tái chế” từ chính cái anh chàng lộc ngộc và vụng về - đã nghĩ rằng mình đang đi trên con đường đến ngôi đền của những huyền thoại.
Thế rồi trợ lý trọng tài, một người không biết thưởng thức nghệ thuật, căng cờ. Màn ăn mừng của Osvaldo dừng lại. Cả sân Olimpico như sôi lên vì tức giận. Trọng tài chính gọi Osvaldo và một khoảnh khắc bẽ bàng xuất hiện trên mặt cầu thủ này: Anh bị tống ra khỏi cái bảo tàng của những bàn thắng tuyệt đẹp mà anh vừa đi vào. Osvaldo không tin nổi vào mắt mình. Trọng tài bảo bàn thắng của anh không được tính, vì anh đã tung người vô-lê ở thế việt vị. Osvaldo cúi đầu bước đi. Dù không có bàn thắng của anh thì Roma vẫn thắng Lecce 2-1 và leo lên vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng Serie A. Roma vẫn có 3 điểm trọn vẹn, Osvaldo đã bị tước đi một tác phẩm tuyệt đẹp mà có lẽ trong phần đời còn lại anh khó có thể lặp lại. Osvaldo không hề việt vị.
Ai có thể biết được vào lúc ấy, cầu thủ người Argentina nhưng đã nhập tịch Italia này nghĩ gì? Rất nhiều những ý nghĩ buồn bã, thất vọng và cảm thấy bất công. Có lẽ, anh đã nghĩ, “bàn thắng của mình bị tước bỏ bởi vì người ta không thể tin nổi mình, người từng bị coi là một cầu thủ trình độ xoàng, lại có thể làm được điều không tưởng ấy”. Trên thực tế, cú móc bóng thành bàn ấy là một tác phẩm kinh điển đáng đưa vào sách giáo khoa bóng đá, là sản phẩm tổng hợp của sự dũng cảm, chất kỹ thuật và một giây phút xuất thần chỉ xuất hiện vài lần trong đời. Hơn thế nữa, nó độc nhất vô nhị.
Các nhà báo Italia, sau khi lục lại hàng đống băng video lưu trữ những bàn thắng kinh điển trong lịch sử calcio bảo rằng, không tuyệt phẩm nào trong đó đẹp như bàn thắng bị chối từ của Osvaldo, bàn thắng được sinh ra trên cái sân vận động ở một thành phố đậm chất lịch sử và nghệ thuật, với những tác phẩm và công trình trường tồn với thời gian, tiếc thay chỉ tồn tại có vài giây trước khi bị trọng tài hủy bỏ. Các romanista không vì thế mà không tôn vinh anh. Trên diễn đàn của tifosi, họ viết: “Xin lỗi Pablo nếu chúng tôi đã từng nghi ngờ anh. Anh là một cầu thủ tuyệt vời”, “Việt vị ư? Hình như người ta cấm các cầu thủ thực hiện những cú móc bóng. Các tay giám biên là những kẻ không hiểu gì về bóng đá”.
26 năm sau, Osvaldo không nằm dài trên mặt cỏ như Platini. Anh chỉ lấy áo lên che mặt, buồn rầu và thất vọng. Nhưng nếu nhìn vào lịch sử, với những gì đã trải qua với Turone, Rummenigge và Platini, anh sẽ không buồn nữa. Vì anh có những người đồng hành trong một lịch sử dài những sai lầm của trọng tài Calcio.
Giê su, một con người quá nổi tiếng cách đây hơn 2.000 năm, Ngài đã thực hiện biết bao điều tốt đẹp cho con người ngày xưa cũng như ngày nay... Thế nhưng Ngài là Thiên Chúa, càng muốn ở với con người để giải thoát con người khỏi mọi điều bất chính thì nhiều người dù ở thời đại nào cũng nhẫn tâm từ chối sự hiện diện của Ngài ! Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :
Thứ hai 05/03/2018 - Tuần 3 MC
Lời Chúa : Lc 4, 24-30
24 Khi đến Na-da-rét, Đức Giêsu nói với dân chúng ttrong hội đường : “Tôi bảo thật các ông : không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.
25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay : vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en ; 26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. 27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”
28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. 29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. 30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
“Quê hương” gợi lên những hình ảnh thật thân thương gần gũi và những dòng cảm xúc mến yêu mãnh liệt. Quê hương là nơi mỗi người được cưu mang bằng tình yêu. Nơi ấy, có những kỷ niệm. Nơi ấy, có những con người mến thương. Dù đi đâu về đâu, người ta cũng mang theo bên mình ít nhiều sắc vị của quê hương. Khi xa quê, người ta mong muốn được về thăm quê vì hy vọng tìm thấy sự nâng đỡ, ân tình và chia vui sẻ buồn. Thế nhưng Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng ta một thực tế khá phũ phàng: Thầy Giê-su không được đón nhận tại quê hương! Chính những người đồng hương với Chúa Giê-su đã bực tức và muốn giết Chúa. Họ có thành kiến về nguồn gốc nhân loại của Chúa và không đủ khiêm nhường để đón nhận sự thật Chúa nói về họ.
Trở thành môn đệ Chúa Giê-su, mỗi chúng ta cũng bước theo Người trên hành trình thập giá. Thập giá của người môn đệ chính là sự từ bỏ và hy sinh, để không còn lại điều gì cho riêng mình; “sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14, 8). Người môn đệ có thể bị coi thường, chống đối, khước từ vì sống theo sự thật, theo giáo huấn của Chúa. Thập giá trở thành một phần tất yếu của sứ mạng như lời Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI dạy: “Niềm tin không đi tìm đau khổ, nhưng biết không có khổ nạn, sự sống không đạt được sự trọn vẹn”. Ngài nói thêm: “Trốn chạy đau khổ là trốn chạy sự sống”, và “chống lại thập giá là chống lại chân lý”. Có khi nào chúng ta chọn theo Chúa nhưng lại cương quyết khước từ thập giá không?
Lạy Chúa Giê su, nếu chúng con theo Chúa mà chẳng có chút đau khổ hay hy sinh, thì chúng con không phải là môn đệ chân chính của Chúa! Mà nếu đau khổ chỉ dừng lại ở đau khổ, thì cuộc đời của chúng con thật là vô nghĩa! Xin cho chúng con biết chiêm ngắm mầu nhiệm thập giá của Chúa để hiểu và ý thức giá trị của đau khổ trong hành trình theo Chúa, vì chỉ khi chúng con cùng chịu chết với Đức Kitô thì chúng con mới được phục sinh cùng với Người. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét