Sinh ra trong gia đình nghèo khó ở vùng đất Tam Dân (Phú Ninh), ở độ tuổi đôi mươi, ông Trọng đã phải rời xa quê hương để lập nghiệp. Bao năm lặn lội mưu sinh nơi xứ người, dần dần ông Trọng cũng tạo cho mình chỗ đứng ổn định. Trong những lần về quê đám đình, nhìn cuộc sống của bà con còn quá cực khổ, quá chênh lệch so với chốn thị thành mà ông đang sinh sống nên ông ấp ủ quay về quê giúp đỡ bà con.
Ông Trọng liên lạc với HĐH Quảng Nam tại TP.Hồ Chí Minh, nhiệt huyết với công tác kết nối những người con xứ Quảng xa quê về giúp đỡ bà con. Những chuyến về thăm và làm thiện nguyện ở quê của hội được thực hiện nhiều hơn. Dù đã ở tuổi khá cao, nhưng cuối năm 2013, ông Trọng lại tiếp tục liên lạc, kết nối những người quê huyện Phú Ninh đang sinh sống và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh để thành lập HĐH Phú Ninh tại đây.“Mục đích thành lập hội là để kết nối những người con quê Phú Ninh, cùng đoàn kết, chia sẻ cách làm ăn, sinh hoạt ở thành phố lớn này. Để những người mới rời quê vào đây mưu sinh không cảm thấy lạc lõng. Ngoài ra, nhiệm vụ quan trọng là tạo dấu gạch nối, để kết nối những người Phú Ninh thành đạt tại TP.Hồ Chí Minh cùng nhau về quê hỗ trợ, giúp đỡ bà con vươn lên trong cuộc sống” - ông Trọng nói.
Thời gian đầu, kinh phí hoạt động cho công tác thiện nguyện của HĐH Phú Ninh còn chưa nhiều, vì vậy ông Trọng đề cao tính hiệu quả trong mỗi trường hợp được giúp đỡ. Chương trình đầu tiên ông tổ chức là “Gửi bò về quê”. Những năm trước, đời sống của người dân huyện Phú Ninh còn phụ thuộc vào mảnh ruộng, thu nhập chỉ đủ sống qua ngày và rất khó để vươn lên thoát nghèo bền vững. Vì vậy, ông chọn trao sinh kế vật nuôi với mong muốn giúp đỡ bà con tăng thu nhập.
Khi ông Trọng trực tiếp về quê thực hiện chương trình thì tiếp cận thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn khác. Sau khi vào lại thành phố, ông kêu gọi thêm nhiều người trong hội tổ chức chương trình “Xây nhà tình thương”. Được mọi người ủng hộ, ông Trọng lại tiếp tục về quê, trực tiếp đến tìm hiểu, ghi nhận các trường hợp khó khăn. Tùy nhu cầu xây dựng của từng hộ gia đình mà mức hỗ trợ khác nhau, khoảng 15 - 40 triệu đồng.Vừa qua, HĐH Phú Ninh tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh trên địa bàn huyện Phú Ninh. Đã có 1.000 mũ bảo hiểm và 100 xe đạp được trao đến tận tay các em. Hoạt động lần này được xem là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của hội với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng. Ông Trọng còn đang lên kế hoạch để tổ chức các chương trình như giúp đỡ người cao tuổi và tạo sinh kế cho hộ nghèo trong thời gian tới.
Nhận phần quà tại chương trình “Tiếp sức đến trường”, Nguyễn Hồng Diễm (lớp 9/1, Trường THCS Lê Quý Đôn) chia sẻ: “Nhà em chỉ có 1 chiếc xe đạp, sử dụng từ thế hệ anh chị đi trước rồi bây giờ mới đến lượt em. Xe đã cũ, lại thường xuyên hư hỏng khiến con đường đến trường của em gặp nhiều khó khăn. Hôm nay được nhận xe đạp mới từ các cô chú trong HĐH Phú Ninh tại TP.Hồ Chí Minh khiến em rất phấn khởi, hứa sẽ cố gắng học thật tốt”.
Tình đồng hương bao giờ cũng ấm áp, nâng đỡ nhau khi gặp khó khăn, thiếu thốn, sẵn lòng chia sẻ những gì mình có, mình biết...Nhưng thời Chúa Giê su thì trái lại, người cùng quê khinh thị Ngài, mỉa mai Ngài và thậm chí muốn thủ tiêu Ngài. Không có nỗi đau nào hơn thế. Xin mời Bạn cùng đồng cảm với Chúa Giê su qua đoạn Lời Chúa sau đây :
Thứ hai 03/9/2018 - Tuần 22 TN
Lời Chúa : Lc 4, 16-30
Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố, cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.
Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra töø miệng Người.
Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” Người nói với họ: “ Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phac-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “ Tôi bảo thật các ông: Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.
“ Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xap-rép-ta mieàn Xi-đon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri-a thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
Đức Giêsu từ chối liên kết các ân huệ thiên sai với những quan hệ thân tộc hoặc tình làng nghĩa xóm. Người là ngôn sứ; Người phải chu toàn một sứ mạng Thiên Chúa giao; chẳng phải là những yêu cầu của dân Nazareth có thể xác định hướng hoạt động cho Người. Đứng trước Thiên Chúa, phải bỏ đi mọi yêu sách, mọi đòi hỏi: Thiên Chúa hòan toàn tự do trong việc ban tặng các ân huệ; chỉ có một đức tin khiêm nhường và tín thác mới có thể trông chờ (chứ không đòi hỏi) một phép lạ.
Bởi vì Đức Giêsu không chiều theo ý họ, họ đã nổi giận và loại trừ Người. Nhưng Người còn phải tiếp tục ra đi để loan báo Tin Mừng và tiến về Jerusalem, tiến đến thập giá và vinh quang. Lúc này người ta chưa chặn được sứ vụ của Người. Người sẽ tiếp tục phục vụ những người nghèo ở Israel và cả các dân nước.
Lạy Chúa Giêsu, đây là bài học cho từng người Kitô hữu chúng con trong sứ mệnh ngôn sứ của mình. Nhiều lần chúng con nản lòng thối chí trước những thất bại trong sứ vụ tông đồ. Lắm khi chúng con mất niềm tin, mất hy vọng... vì bị chống đối, bị xua đuổi, bắt bôù. Xin cho chúng con, đặc biệt những nhà truyền giáo, những người giáo dân đang sống trong vùng đất bị thử thách bắt bớ vì niềm tin vào Đức Kitô... được ơn can đảm, trung thành giữ vững niềm tin và nhất là ơn hoà bình, không phản kháng tiêu cực. noi gương Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn: hiền lành, tha thứ, để cùng được Phục Sinh với Ngài trong vinh quang. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét