Khi George Washington khoảng sáu tuổi, cậu có được một chiếc rìu rất sắc bén. Như hầu hết mọi đứa trẻ khác cậu rất thích nó. Cậu dự định sẽ chặt hết thảy mọi thứ mà cậu gặp.
Một ngày nọ, cậu đi lang thang trong vườn và lấy làm thích thú vì cậu đã chặt mất cây đậu Hà Lan của mẹ. Thấy một cây sơri còn nhỏ giống Anh quốc, cậu thử dùng lưỡi rìu chặt cành cây và cạo vỏ cây để thử độ bén của chiếc rìu nhỏ.
Một thời gian sau, cha cậu phát hiện được chuyện gì đã xảy ra với cây sơri yêu quý của ông, cây sơri nhỏ bé đã chết. Ông đi vào nhà vô cùng giận dữ, hỏi gặng xem ai đã làm chuyện đó. Không ai có thể nói cho ông biết bất cứ điều gì về chuyện đó.
Lúc ấy, cậu bé George cũng vừa đi vào phòng.
“George này,” cha cậu nói, “Con có biết ai đã chặt mất cây sơri còn nhỏ ở đằng kia không. Cha đã phải tốn mất năm đồng để mua cái cây đó”.
George thật khó mà trả lời. Sau một thoáng phân vân, cậu nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và… òa khóc:
“Cha ơi, con không thể nói dối. Cha biết là con không thể nói dối mà. Chính con đã chặt cây sơri bằng chiếc rìu nhỏ của con”.
Cơn giận dữ của người cha tan biến hết, ông dịu dàng ôm cậu bé vào lòng và nói:
“Con trai của ta, chính sự sợ hãi của con khi con thú nhận với ta đã là sự thật đáng giá hơn hàng ngàn cái cây khác. Đúng đấy con trai ạ, dù những cái cây đó có nở ra những bông hoa quý giá như bạc và những chiếc lá quý như những miếng vàng nguyên chất nhất cũng không quý bằng sự dũng cảm biết nhận ra lỗi lầm của mình”.
Chúng ta làm những điều sai lỗi, gây nổi buồn cho người khác. Chúng ta phê phán công việc của người khác trước đám đông, nói một điều làm ai đó tổn thương, rồi biện minh rằng: "Tôi chỉ đang đùa thôi". Không dễ dàng để nói một lời xin lỗi. Nhưng lời xin lỗi có một sức mạnh diệu kỳ. Bạn đã kinh nghiệm chưa?XDin mời Bạn cùng đọc đoạn Lời Chúa sau đây :
Chúa nhật 02/9/2018 - Tuần 22 TN
Lời Chúa : Mc 7,1-8.14-15.21-23
1 Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. 2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. 3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. 5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: “Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa ?” 6 Người trả lời họ: “Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng:
được làm.
Con người chúng ta dễ rơi vào thói ỷ lại, qua việc để cho ai đó quyết định mọi sự cho mình. Chúng ta yêu cầu có những quy luật và nguyên tắc rõ ràng để tuân giữ, nhưng chúng ta cằn nhằn bởi vì chúng ta không thể thấy lý do vì sao có những quy luật và nguyên tắc đó hoặc vì thấy chúng quá khó giữ. Cuối cùng, chúng ta lại bị cắn rứt hoặc đi xưng tội chỉ để trấn an lương tâm. Kitô hữu không coi thường bất cứ “truyền thống” nào, nhưng muốn kiểm chứng tất cả. Họ muốn xem là các “truyền thống” có thật sự là cách diễn tả và là kết quả của các yêu cầu theo Tin Mừng chăng, hay chúng chỉ là những thói tục (ít nhiều khôn ngoan), là kết quả của những nhạy cảm hoặc là những đường lối suy nghĩ của những nhóm người nào đó. Nếu gặp một quy luật nào đó không có liên hệ gì với Tin Mừng, các Kitô hữu phải bỏ ngay đi, cho dù những người trình bày cam kết rằng chúng là thánh ý của Thiên Chúa!
Sự lây nhiễm không đến từ bên ngoài nhưng đến từ bên trong, từ trái tim. Đức Giêsu đã kể ra các tật xấu làm cho người ta trở thành ô nhơ. Điều làm cho một hành vi nên tốt hoặc thành xấu không phải là sự phù hợp với một quy luật hay một nguyên tắc nào, nhưng là nó có tôn vinh Thiên Chúa và mưu ích cho người khác không.
Lạy Chúa, Chúa biết rõ con người thật của con. Xin cho con biết nhận ra và khiêm tốn sám hối vì những lỗi lầm thiếu sót của mình. Xin Chúa giúp con sống với Chúa và với anh em với tình yêu chân thành không giả dối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét