Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Thiệt hại nếu sống toan tính


Cuộc chiến "trái luân thường đạo lý" nhất trong lịch sử Hàn Quốc
Gay cấn hơn so với sự chuyển giao quyền lực ở Samsung, ở Tập đoàn Lotte đang diễn ra một cuộc chiến quyền thừa kế mà ở đây là con trai nổi dậy "lật đổ" bố đẻ để vào được vị trí cao nhất.
Theo tờ Korea Times, Lotte được thành lập vào năm 1948, khởi nguồn là hãng sản xuất bánh kẹo trong thời hậu chiến ở Nhật Bản, đặc biệt là kẹo cao su và hiện nay được định giá lên tới 90 nghìn tỷ won (khoảng 106 tỷ USD).

Tập đoàn này được sáng lập bởi ông Shin Kyuk Ho, và dù đến nay đã ở tuổi 92 nhưng ông vẫn đảm đương trọng trách chèo lái "con tàu" Lotte của mình.

Năm 1967, Lotte Hàn Quốc bắt đầu mở rộng kinh doanh từ thực phẩm, bán lẻ sang tài chính, xây dựng, hóa dầu và khách sạn, với sự hiện diện của các công ty con trên toàn cầu.

Tập đoàn tưởng chừng đang trên đà phát triển không ngừng với những dự án, công trình lớn mọc lên trên khắp châu Á và thế giới thì bắt đầu gặp sóng gió vì manh nha sự tranh chấp quyền thừa kế giữa hai người con của ông Shin Kyuk Ho là Shin Dong Joo và Shin Dong Bin.
Hai con trai của ông hiện sở hữu lượng cổ phần tương đương nhau tại Lotte Group. Khi cuộc nội chiến diễn ra ngày càng ác liệt thì hai anh em ngày càng trở nên "cạn tình cạn nghĩa". 

Đỉnh điểm của sự tranh chấp đó là người con thứ Shin Dong Bin đã bí mật tiếm quyền cha để sa thải anh trai Shin Dong Joo ra khỏi Lotte. Chưa hết, ông Dong Bin còn mạo nhận quyền thừa kế và ký văn bản sa thải chính người cha mình - ông Shin Kyuk Ho khỏi ghế Chủ tịch.

Dù việc tranh chấp "ngôi vương" thường diễn ra trong các chaebol nhưng trường hợp của Lotte là ngoại lệ, bởi nó đi ngược lại với truyền thống Nho giáo vốn quen thuộc với người Á Đông, khi con trai lại tiếm quyền lật đổ chính cha đẻ.

Trước đây, Dong Joo phụ trách mảng kinh doanh bánh kẹo tại thị trường Nhật Bản, trong khi Dong Bin lại phụ trách hoạt động của Lotte tại Hàn Quốc. 
Tuy nhiên, Dong Joo đã bị sa thải khỏi chiếc ghế Phó chủ tịch Công ty Lotte Holdings ở Nhật Bản do bê bối bí mật mua thêm cổ phiếu để gia tăng quyền lực có thể thâu tóm được tập đoàn sau này. 

Nghiễm nhiên, chiếc ghế này của Dong Joo đã bị người em của mình là Dong Bin thay thế, khiến cho chiếc ghế chủ tịch Lotte lại càng thêm chắc chắn sẽ rơi vào tay người con thứ của Chủ tịch Lotte.
Ngày 27/7, nhà sáng lập tập đoàn Lotte yêu cầu 6 thành viên Hội đồng quản trị, trong đó có đề nghị Shin Dong Bin phải từ chức.

Bất ngờ xảy ra là chỉ ngay ngày hôm sau, Dong Bin bất ngờ tổ chức một cuộc họp bất thường, tự mạo nhận quyền thừa kế Tập đoàn để phế truất quyền lực của chính cha mình, ép ông giữ một vai trò bù nhìn trong công ty với chức danh Chủ tịch danh dự....

Thật tiếc, khi con người mà sống thiếu tình yêu thương của Thiên Chúa thì thế giới muôn đời chỉ có chiến tranh do tranh chấp, dành giựt, chiếm chặt và giết hại lẫn nhau dù cùng là máu mủ ruột thịt. Chúa Giê su đã dậy phải có lòng khiêm tốn, hòa đồng với mọi người, kể cả những người nghèo, tàn tật, đui mù... Xin mời Bạn cùng đọc đoạn Tin Mừng sau :


Thứ hai 31/10/2016 - Tuần 31 TN
Lời Chúa : Lc 14,12-14

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với thủ lãnh các người biệt phái đã mời Người rằng: "Khi ông dọn tiệc trưa hay tiệc tối, ông chớ mời các bạn hữu, anh em, bà con và những người láng giềng giàu có, kẻo chính họ sẽ mời lại ông mà trả ơn cho ông. Nhưng khi ông dọn tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt và đui mù, thì ông sẽ được phúc, bởi họ không có gì đền ơn cho ông: vì chưng, khi những người công chính sống lại, ông sẽ được đền ơn".



Suy niệm :
Khi đối nhân xử thế, người ta hay dựa vào luật công bằng: ơn đền oán trả. Người xưa định nghĩa công bằng là “trả cho người khác những gì thuộc về họ”. Định nghĩa này chỉ đúng với những người có của, còn những người nghèo, không có gì, thì làm sao mà trả? Cho nên, nếu đối xử với nhau chỉ dựa trên công bằng thì chưa đủ.
Khi người ta nại vào công bằng, sòng phẳng để xử thế thì người ta vô tình gạt ra bên ngoài những người “không đủ điều kiện để sống công bằng”. Họ là ai? Thưa, họ là những người nghèo khó, tàn tật, què quặt và đui mù. Đối với những người này, Chúa Giêsu dạy phải đối xử với họ bằng tình bác ái.
“Nhưng khi ông dọn tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt và đui mù, thì ông sẽ được phúc, bởi họ không có gì đền ơn cho ông”. Những người này không có gì để đền đáp lại. Tuy nhiên, nếu ai mời họ, nghĩa là làm ơn làm phước cho họ dù đời này không được đền trả, thì người ấy cũng sẽ không mất phần thưởng vì chính Chúa hứa “khi những người công chính sống lại, họ sẽ được đền ơn".

Chúa Giêsu đã đồng hóa chính Ngài trong những kẻ khó nghèo. Một khi không thực thi bác ái với người nghèo khó thì là không thực thi cho chính Chúa “mỗi lần các ngươi không làm như thế cho những kẻ bé mọn thì các ngươi đã không làm cho chính Ta” (Mt 25,45).



Tâm tình :
Lạy Chúa Giê su, nhiều khi con nại vào luật công bằng mà bỏ quên bổn phận bác ái với những anh chị em không đủ điều kiện sống đức công bằng hoặc hay ngoảnh mặt làm ngơ trước cơn túng quẫn của họ. Xin Chúa ban cho con trái tim của Chúa, để yêu thương không toan tính và sống hết tình với tha nhân.Xin cho con biết góp phần nhỏ bé của mình làm vơi đi phần nào những khó khăn của tha nhân. Amen.

Không có nhận xét nào: