Chúa Giêsu không sợ hãi người tội lỗi, Ngài đến cứu vớt họ
Giáo Hội không phải là một cộng đoàn gồm những người toàn thiện, nhưng gồm các môn đệ đang bước theo Chúa, vì họ nhận biết mình là kẻ tội lỗi cần tới ơn tha thứ của Ngài. Chúa Giêsu là một bác sĩ tài ba chữa lành và dưỡng nuôi tín hữu bằng hai loại thuốc là Lời Ngài và Thánh Thể.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 70.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý: “Ta muốn lòng thương xót chứ không cần lễ tế” (Mt 9,13). Giải thích trình thuật ơn gọi của thánh sử Mátthêu là một người thu thuế cho đế quốc Roma, và vì thế bị coi là kẻ tội lỗi công khai, ĐTC nói: Thế mà Chúa Giêsu lại gọi ông theo Ngài và trở thành môn đệ của Ngài. Họ nói: “Ông không đuợc đến nhà của loại người như thế!”. Thật ra, Chúa Giêsu không xa lánh các kẻ tội lỗi, nhưng giao du lui tới nhà họ và ngồi bên cạnh họ. Điều này có nghĩa là cả họ cũng có thể trở thành các môn đệ của Ngài. Sự kiện là kitô hữu không khiến cho chúng ra trở thành những người không thể chê trách vào đâu được. Giống như thánh Mátthêu từng người trong chúng ta tín thác nơi ơn thánh của Chúa, mặc dù các tội lỗi của chúng ta. Chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi, tất cả chúng ta đều có tHoán cải là một trong những điểm then chốt của đời sống Kitô hữu. Nó bàng bạc trong tất cả giáo huấn của Kinh Thánh, từ lời rao giảng của các ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả, đến Đức Giêsu và các Tông Ðồ. "Hãy sám hối", "Hãy hoán cải" là những lời đầu tiên Ðức Giêsu nói với người Do Thái, trước cả những lời dạy được coi là cốt yếu khác, trước cả Bài Giảng Trên Núi được coi là Hiến chương của Nước Trời. Lời kêu gọi hoán cải còn tiếp tục vang lên trong suốt cuộc đời của Đức Giêsu cho tới Thập giá, thậm chí cho tới lúc Ngài về trời, qua lời Ngài căn dặn các môn đệ là "phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội" (Lc 24,47).
Sự hoán cải mang tầm vóc quan trọng nhất của đời người, vì không có hoán cải thì không có đổi mới bản thân, không muốn trở về với Chúa, nên cũng không thể đón nhận Tin Mừng và ơn cứu độ (x.Lc 13,3.5). Xin mời Bạn cùng đọc câu chuyện sau đây :
Chúa nhật 30/10/2016 - Tuần 31 TN
Tin Mừng : Lc 19, 1-10
1 Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy. 2 Ở đó có một người tên là Da-kêu ; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. 3 Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. 4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. 5 Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông : “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !” 6 Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. 7Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau : “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ !” 8 Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng : “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo ; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” 9 Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng : “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. 10 Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”
Suy niệm :
Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và ông Giakêu. Chúng ta có thể ghi nhận hai thái độ trong cuộc gặp gỡ này. Trước hết là thái độ của những kẻ tự cho mình là công chính mà khinh dễ kẻ khác, không muốn cho kẻ khác đến gặp Chúa và nhận lãnh ơn lành của Chúa. Ðó là thái độ của những kẻ lẩm bẩm trách Chúa đã niềm nở đón tiếp những người tội lỗi và ăn uống với họ, bởi vì đối với Chúa không có ai xấu xa tội lỗi đến độ không đáng được hưởng lòng nhân từ tha thứ của Chúa. Liệu chúng ta có thái độ của những kẻ tự cho mình là công chính và khinh dễ người khác không?
Thái độ thứ hai là thái độ của ông Giakêu, người thu thuế trưởng và giầu có. Ðối với người Do thái, người thu thuế là kẻ tội lỗi công khai: đó là tội phản bội quê hương cộng tác với ngoại bang, và tội gian lận tiền thuế quá mức qui định. Giakêu là người thu thuế trưởng và giầu có, sự giầu có này theo lý luận của người Do thái, chứng tỏ ông có những hành vi bất chính để làm giầu: thu nhiều, nộp ít, và như vậy ông là một người tội lỗi. Ðối với người đồng hương với Giakêu, thì tội của ông không thể tha thứ được; nhưng đối với Chúa Giêsu, Ðấng đến tìm và cứu những gì đã hư mất, thì đây là dịp để thể hiện tình thương nhân từ của Thiên Chúa.
Nơi con người tội lỗi Giakêu vẫn còn một khát vọng hướng về Chúa: ông muốn nhìn xem Chúa Giêsu đi qua, và đây là yếu tố căn bản để được Chúa thi ân. Từ một khát khao gặp Chúa đến việc ăn năn trở lại không có khoảng cách không vượt qua được, vì Chúa Giêsu có thể vượt qua khoảng cách này một khi con người đã có sẵn thái độ chờ mong Ngài đến. Thái độ của Giakêu có thể khuyến khích chúng ta trở về với Chúa. Ông đã thể hiện sự trở lại của mình bằng một hành động cụ thể thiết thực: phân chia nửa phần tài sản cho người nghèo và đền bù gấp bốn cho những thiệt hại ông đã gây ra cho kẻ khác.
Ước gì Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta thể hiện một cách cụ thể sự hoán cải của mình. Xin cho chúng ta đừng bao giờ đùa giỡn hay lạm dụng lòng nhân từ của Chúa, nhưng luôn biết cộng tác với ơn Chúa và thành tâm trở về với Chúa.
Tâm tình :
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời,và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha.
Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa
và chúng con sẽ được cứu độ.
Ánh mắt yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Giakêu
và thánh Matthêu khỏi ách nô lệ bạc tiền;
làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna
không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo;
cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa,
và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải...(Kinh Năm Thánh lòng thương xót)
Lạy Chúa Giê su, trái tim Chúa yêu thương mọi người, không trừ một ai, dù người đó là kẻ tiểu nhân, không nơi nương tựa, hay là người bị người đời cho là tội lỗi, đáng xa lánh. Xin cho con biết mở rộng lòng ra đón nhận người khác mà không phân biệt đối xử vì trước mặt Chúa, chảng có ai là vô tội. Amen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét