Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Khiêm nhường, chiếc thang lên đài danh vọng






Bài học về sự khiêm tốn

Một học giả sau khi đi chu du nhiều năm cho rằng mình đã học đc tất cả kiến thức trên đời, ông lên đường trở về quê hương.
Về đến đầu làng, trông thấy 1 người nông dân đang nhặt củi dưới chân núi, lão ta nghĩ ngay tới việc khoe khoang vốn kiến thức của mình. Lão ta đi đến gần, vỗ vai người nông dân và nói: "chào bác nông dân khốn khổ, ta là người đã nhiều năm đi chu du thiên hạ và đã học được 

tất cả các kiến thức trên đời. Hôm nay ta về thăm lại quê hương xem nơi này có gì đổi mới". "Ra vậy"- Người nông dân chỉ đáp 1 câu rồi lại tiếp tục công việc. "Hay thế này đi, nếu bác hỏi tôi 1 câu nếu tôi không trả lời được tôi mất bác 10 đồng, tôi cũng hỏi bác 1 câu, nếu không trả lời được bác mất tôi 1 đồng"- Lão ta nói. Khi đó người nông dân mới ngẩng đầu lên, suy nghĩ 1 lát rồi bác ta trả lời: "vậy cũng được". "Bác hãy ra câu hỏi trước đi "- Lão học giả nói. Bác nông dân chỉ tay lên dãy núi và ra câu hỏi: "con gì khi lên núi thì bằng 4 chân nhưng khi xuống núi chỉ bằng 2 chân"? Lão học giả suy nghĩ hồi lâu mà không trả lời được đành phải móc ra 10 đồng trong túi đưa cho bác nông dân. "Vậy đó là con gì vây"?- Lão hỏi. Bác nông dân cầm lấy 9 đồng tiền, trả lại cho lão học giả 1 đồng tiền và nói: "Rất tiếc, tôi cũng không biết".
Lão học giả lúc này đã hiểu ra mọi điều, lão xấu hổ cầm lấy đồng tiền, chào tạm biệt người nông dân, rồi quay đầu lại đi một mạch ra khỏi làng.
Sau này nhờ biết khiêm tốn và chịu khó học hỏi, vị học giả đó đã trở thành 1 giáo sư nổi tiếng. Nhưng trong lòng ông vẫn nhớ mãi bài học của người nông dân nơi quê hương mình.

Câu chuyện trên đây phần nào cho ta một bài học : Chớ tự kiêu tự đại cho là mình khôn ngoan, học vị này nọ mà khinh chê người khác, dù đó là người quê mùa ít học, làm công 
việc nhỏ bé, nghèo nàn, không có địa vị bằng cấp trong xã hội, vì khiêm nhường là nhận sự thật về mình đang có, nhận biết mình yếu kém thua thiệt, người khiêm nhường chăm chỉ học tập,lo luyện tái trí tích đức cho mình... Chúa Giê su trong bài Tin Mừng dưới đây đã cho ta thấy rõ sự tai hại của tính kiêu căng, càng đề cao mình bao nhiêu thì người khác lại hạ mình xuống bấy nhiêu, Chúa dạy ta làm người hãy sống khiêm nhường, khiêm nhường là tôn trọng người khác hơn mình, và khiêm nhường sẽ là chiếc thang lên đài danh vọng. Xin mời Bạn cùng đọc



Phúc Âm: Lk 14:1, 7-11. Thứ bẩy 31.10.2015
1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.
7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này:
8 "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời,
9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối.
10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.11Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."

Tâm tình : Lạy Chúa Giê su, con cũng thường hay thích chỗ cao, danh vọng, chức tước; trước mặt người khác, con thường khoe khoang về sự hiểu biết và tài trí của mình để được người khác nể trọng và tấm tắc khen như học trường chuyên, trường quốc tế, biết nhiều ngoại ngữ, làm công ty nước này nước nọ, lương cao ngất ngưởng v.v...Nhưng hôm nay con nhận ra giá trị thật sự không ở những thứ đó, vì người khôn ngoan thật là người giỏi nhưng biết khiêm nhu, sống giản dị bình dân trong giao tiếp, biết mình biết người, nhờ đó sẽ được mọi người quý mến, dễ dàng được người khác chỉ bảo và mỗi ngày một tiến tới thành công. Lạy Chúa, xin biến đổi con người con, biến những suy nghĩ u tối của con trở nên sáng suốt, để con nhận ra chân lý thật sự là sống khiêm nhu như Chúa đã chỉ dạy, hầu mỗi ngày con được nên giống Chúa, khiêm nhường và phục vụ tha nhân không loại trừ ai. Amen


Không có nhận xét nào: